I. Trước khi đọc:
Đoán xem các nhân vật trong tranh có tên thân mật là gì
Màu Nước | Mắt Xanh | Bông Tuyết | Hoa Nhỏ |
II. Sau khi đọc:
1. Tìm câu văn nêu nhận xét về hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh.
- “Hai bức chân dung thực sự là hai tác phẩm nghệ thuật, bởi người trong tranh được vẽ rất đẹp và rất giống người thật.”
2. Cách vẽ chân dung Hoa Nhỏ có gì khác với cách vẽ chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh?
- Chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh rất giống người thật, còn chân dung Hoa Nhỏ lại có mắt to hơn, lông mi dài hơn và miệng nhỏ hơn người thật.
3. Đóng vai Màu Nước, thuyết phục các cô bé đồng ý để cậu vẽ chân dung giống người thật.
Em sẽ nhờ Mắt Xanh và Bông Tuyết đem bức chân dung của hai bạn ra so sánh: Các bạn thấy đấy, Mắt Xanh và Bông Tuyết đều không có mắt to, lông mi dài và khuôn miệng nhỏ nhưng tranh mình vẽ hai bạn vẫn rất đẹp đấy thôi. Mỗi người có một vẻ đẹp, có những điểm khác biệt riêng để phân biệt với nhau. Nếu bạn nào mắt cũng to, lông mi dài và miệng đều nhỏ như nhau thì còn ai nhận ra các bạn nữa đúng không nào? Các bạn hãy để mình vẽ chân dung một cách chân thực nhất nhé.
4. Điều gì khiến các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng?
- Khi xếp các bức chân dung cạnh nhau, các cô bé thấy chúng đều na ná nhau, thật khó nhận ra đâu là chân dung của mình. Vậy nên các cô bé đã nhận ra Màu Nước nói đúng.
5. Tóm tắt mỗi sự việc trong câu chuyện “Những bức chân dung” bằng 1-3 câu.
Sự việc đầu tiên: Màu Nước vẽ chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh. |
Sự việc tiếp theo: Màu Nước vẽ chân dung cho Hoa Nhỏ và các cô bé khác. |
Sự việc cuối cùng: Các cô bé ngắm những bức chân dung khi chúng được đặt cạnh nhau. |
- Sự việc đầu tiên: Những bức chân dung Màu Nước vẽ cho Bông Tuyết và Mắt Xanh đều lột tả được vẻ đẹp riêng của hai bạn và đều rất đẹp.
- Sự việc tiếp theo: Hoa Nhỏ cũng nhờ Màu Nước vẽ cho một bức chân dung của mình nhưng lại yêu cầu có “mắt to hơn, lông mi dài hơn và miệng nhỏ hơn”. Từ sau lần đó, có rất nhiều cô bé đến nhờ Màu Nước vẽ với yêu cầu giống hệt Hoa Nhỏ. Tuy Màu Nước không muốn làm điều đó nhưng tất cả các cô bé đều muốn cậu vẽ theo ý mình.
- Sự việc cuối cùng. Sau cùng, các cô bé nhận ra bức chân dung chẳng hề giống mình mà đều na ná nhau. Từ đó, các cô bé đã hiểu được rằng bức chân dung đẹp phải thể hiện được vẻ đẹp riêng của mình.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Tôn trọng sự khác biệt và vẻ đẹp riêng của bản thân là thông điệp rất nhân văn mà bài đọc “Những bức chân dung” muốn truyền tải. Trong Bài 7 này còn có các phần khác như Quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức hay Lập dàn ý cho báo cáo thảo luận nhóm cũng đã có trên Taimienphi.vn, em có thể tham khảo ngay bây giờ.