Câu 1 trang 40 Tiếng Việt 4 Cánh diều, tập 1: Các sự vật trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ nào?
- Các sự vật được gọi bằng những từ ngữ như ông (ông trời, ông sấm), chị (chị mây).
Câu 2 trang 40 Tiếng Việt 4 Cánh diều, tập 1: Các sự vật trên và trăng sao, đất được tả bằng những từ ngữ nào?
- Trời: bật lửa
- Trăng sao: trốn
- Sấm: vỗ tay, cười
- Mây: kéo đến
- Đất: nóng lòng, hả hê
Câu 3 trang 40 Tiếng Việt 4 Cánh diều, tập 1: Câu thơ nào cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người?
- Câu thơ thể hiện tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người là "Xuống đi nào, mưa ơi!".
Câu 1 trang 40 Tiếng Việt 4 Cánh diều, tập 1: Tìm biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ sau:
"Đứng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường mảnh khảnh
Da bạc thếch thàng ngày."
"Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau."
- Hai khổ thơ đã nhân hóa cây cau, miêu tả cây cau có những hành động ("đứng"), ngoại hình ("dáng khiêm nhường, mảnh khảnh"; "da bạc thếch") và tính cách ("tấm lòng thơm thảo", "thương yêu đàn em") giống như con người.
Câu 2 trang 40 Tiếng Việt 4 Cánh diều, tập 1: Biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ trên có tác dụng gì?
- Biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ đã giúp cho hình ảnh cây cau hiện lên gần gũi và thân thuộc hơn. Cây cau ấy cũng có dáng vẻ, có tình cảm, cảm xúc và tính cách thơm thảo như con người.
Câu 3 trang 40 Tiếng Việt 4 Cánh diều, tập 1: Viết 1 - 2 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối có hình ảnh nhân hóa.
- Trong kì nghỉ hè, bác trống trường chỉ đứng lặng im.
- Cô mèo mướp khoan thai phơi mình dưới những tia nắng sớm.
- Bác bàng già nhẹ nhàng tỏa bóng mát, che chở cho đám học sinh.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Như vậy, chúng ta đã được thực hành nhận biết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa. Mời em tham khảo thêm các bài văn mẫu, bài soạn mẫu khác cùng chủ đề trên Taimienphi.vn nhé: Một người chính trực; Luyện tập tả cây cối; Thằn lằn xanh và tắc kè.