Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương...

Đề bài: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng". Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao ấy?

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
  1. Mở bài
  2. Thân bài
  3. Kết bài
II. Bài văn mẫu

 

I. Dàn ý Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương...
 

1. Mở bài

Trong kho tàng những câu tục ngữ hay những ca dao dân ca xa xưa, bàn về lòng đoàn kết, về tình yêu nước, thương nòi, về sự đùm bọc thương yêu của những con người chúng nguồn cội dân tộc, ông ta đã gửi gắm qua câu ca dao:

" Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"

 

2. Thân bài

- Giải thích, cắt nghĩa câu ca dao:
+ "giá gương"- vật được chạm khắc một cách tỉ mỉ, tinh xảo, được dùng để đặt di ảnh của ông bà, tổ tiên mình.
+ "Nhiễu điều" tấm khăn được làm từ vải tốt có màu đỏ để phủ lên nhằm bảo vệ "giá gương".
-> "Nhiễu điều phủ lấy giá gương": Hình ảnh ấy ẩn dụ cho tình yêu thương, sự đùm bọc chở che của con dân nước Việt.
+ "Người trong một nước" chính là nhân dân Việt Nam, là những người có chung nòi giống con Rồng, cháu Tiên.
+ " Phải thương nhau cùng": Nhấn mạnh đến tinh thần đoàn kết, yêu thương, gắn bó giữa con người với con người trong cộng đồng.
+ Đưa ra một vài dẫn chứng về tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn:

- Vai trò của tình yêu thương, ý thức đùm bọc, gắn bó:
-  Sự đùm bọc, thương yêu nhau còn góp phần xây dựng một xã hội ngày càng phát triển hơn, xây dựng nước nhà ngày một đi lên.
-  Khi cả dân tộc trở thành một khối vô cùng thống nhất, mỗi người dân là một khối thống nhất.

 

3. Kết bài

Mỗi người dân Việt, đặc biệt là những thế hệ học sinh như chúng ta phát huy tinh thần và trách nhiệm của mình để dựng xây nên một dân tộc Việt Nam văn minh, giàu mạnh.
 

II. Bài văn mẫu Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương...

Văn học dân gian- những giá trị tinh thần vô cùng quý giá mà ông cha đã để lại cho con cháu đời sau luôn chứa đựng những bài học vô cùng giá trị, những lời khuyên răn chân thành và sâu sắc. Đặc biệt là trong kho tàng những câu tục ngữ hay những ca dao dân ca xa xưa, khi bàn về tinh thần đoàn kết, gắn bó ông cha ta có viết:

" Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"

Người xưa thường lấy "nhiễu điều" tấm khăn được làm từ vải tốt có màu đỏ để phủ lên "giá gương"- vật được chạm khắc một cách tỉ mỉ, tinh xảo, được dùng để đặt di ảnh của ông bà, tổ tiên mình. Dùng nhiễu điều phủ lấy giá gương nhằm giữ cho giá gương luôn sạch sẽ, không bị dính bụi bẩn. Từ hình ảnh thực trong thực tiễn, ông cha ta đã gửi gắm những bài học sâu sắc về tình yêu thương, sự đùm bọc chở che của con dân nước Việt ta tự bao đời. "Người trong một nước" chính là nhân dân Việt Nam, là những người có chung nòi giống con Rồng, cháu Tiên. "Phải thương nhau cùng" nhấn mạnh đến lối sống đoàn kết, tình nghĩa biết yêu , biết thương, biết đùm bọc, giúp đỡ nhau , biết cùng nhau dựng xây đất nước, biết cùng nhau đoàn kết, sánh vai mình với thế giới, năm châu.

Câu ca dao nhẹ nhàng mà sao nặng lòng đến vậy. Những gì mà cha ông truyền dạy luôn mang sức sống vững bền. Xưa kia, Lạc Long Quân và u Cơ tuy chia con cái mang về biển hay lên non, sông núi cách biệt nhưng vẫn luôn dõi theo nhau, dặn dò nhau khi gặp khó khăn cùng nhau sẻ chia, gánh vác, giúp đỡ nhau vượt qua. Thời kỳ trung đại, Đại Việt bị quân xâm lược Mông - Nguyên tiến vào cướp nước, nhân dân ta cùng nghĩa quân gắng sức dẹp đổ quân thù, giành lại chủ quyền, non sông, gấm vóc. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước, tinh thần đoàn kết lại càng được phát huy rõ nét hơn. Miền Bắc giải phóng, được sống trong hoà bình thì gắng sức, cùng nhau hỗ trợ miền Nam chiến đấu, giải phóng đến ngày hoà bình thống nhất. Khúc ruột miền Trung thân yêu nối hai đầu đất nước, dải đất hình chữ S không còn bóng dáng quân thù, nguồn cội dân tộc được hát bài ca vẻ vang thống nhất nước nhà.

Trong thời đại hôm nay, khi nước ta ngày một giàu mạnh và phát triển hơn rất nhiều, lòng yêu thương, đùm bọc nhau của con dân một nước lại càng thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Đó là những tiếng lòng yêu thương của đồng bào khắp nơi trên đất nước, là tiếng lòng nhân ái của những người con Việt Nam định cư ở nước ngoài khi nhìn thấy cảnh hoang tàn, nhà cửa ngập chìm trong dòng lũ nơi miền Trung ruột thịt. Họ đâu, họ đã rơi nhưng dòng nước mắt thương cảm, xót xa khi thiên tai khiến cho bao người phải chịu cảnh mát người thân, bao gia đình phải ly tán,..rồi từ niềm thương ấy biến thành những hành động kịp thời và thiết thực nhất khi chúng tay kêu gọi, chung tay ủng hộ, giúp đỡ phần nào những khốn khó lúc này của người dân. Bao quỹ từ thiện được thành lập, những hoạt động xây dựng nhà tình nghĩa, xây giếng nước sạch, tạo điều kiện cho những người nông dân có điều kiện chăn nuôi,...đều góp phần sản sẻ, giúp ích cho đời sống họ lúc này. Còn gì cảm thương hơn khi "tình thần tương thân tương ái" nhân rộng đến như thế, ai cũng góp phần sức mình giúp đỡ những kiếp người chịu nhiều bất hạnh, thương đau. Và còn đây nữa bao lòng thương yêu sự đùm bọc lẫn nhau của con người chúng nguồn cội. Đó là em học sinh nhờ mẹ giặt sạch đống quần áo cũ để quyên góp cho những người bạn vùng núi còn thiếu thốn, là chiếc bánh bao nóng hổi của chị hàng rong nơi ngõ hẻm dành cho cụ ăn xin đang đói rét giữa mưa đông. Tất cả đều thật đẹp, đều đáng quý và đáng được trân trọng, gìn giữ biết bao.

Sức mạnh của cội nguồn, cùng dòng máu cha ông, sức mạnh của tình thương yêu, đùm bọc và đoàn kết là rất mạnh mẽ, lớn lao. Nó mang đến cho mỗi người sự hạnh phúc, niềm vui bởi chính việc làm ý nghĩa của mình, nó mang đến cho những người được giúp đỡ niềm ủi an, mang ánh sáng nhen nhóm nơi cuối con đường của tăm tối.

Sự đùm bọc, thương yêu nhau còn góp phần xây dựng một xã hội ngày càng phát triển hơn, xây dựng nước nhà ngày một đi lên. Khi cả dân tộc trở thành một khối vô cùng thống nhất, mỗi người dân là một thành phần, một nhân tố không thể thiếu, dẫu đang trong lãnh thổ Việt Nam hay ở nước bạn xa xôi thì vẫn chung một ý chí, một nhiệt huyết dựng xây đất nước. Ai cũng cống hiến sự đẹp đẽ của đời mình góp phần vào sự huy hoàng của Tổ quốc.

Ấy vậy mà, đâu đây, ta vẫn còn thấy những kẻ ích kỉ chỉ biết đến mỗi mình bản thân, gia đình mình. Họ tàn nhẫn đến mức đi vùi dập danh dự, nhân phẩm của người khác bằng những comment chửi rủa, adua tục tĩu trên Facebook. Họ đi phán xét, chê bai sự cố gắng của người khác, họ nhục mạ thành tích của người khác bằng những cái nhìn phiến diện luôn cho mình là đúng là giỏi. Và có những kẻ lạnh lùng đến đáng sợ trước cái chết thương tâm của cộng đồng mình, họ cười thầm trên những gian truân, khốn khó và thất bại của người khác. Tôi thiết nghĩ, với những con người như thế làm sao họ có thể sống ý nghĩa được, lòng trắc ẩn của họ có có hay không? Tình thần dân tộc của họ đang ở đâu? Giữa vô vàn những chông chênh, những cạm bẫy, những khó khăn trong cuộc đời mà một ai trong chúng ta gặp phải hay một ai khác phải đối mặt thì chúng ta cần phải mong cầu cho họ vượt qua, nếu có thể hãy giúp đỡ họ bằng chính những khả năng mà mình có thể làm được. Hãy nêu cao tinh thần của cộng đồng, tinh thần dân tộc, thương nhau, đùm bọc nhau, thấu hiểu nhau.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói rằng: "Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi". Hy vọng rằng, mỗi người dân Việt, đặc biệt là những thế hệ học sinh như chúng ta phát huy tinh thần và trách nhiệm của mình để dựng xây nên một dân tộc Việt Nam văn minh, giàu mạnh.

Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương... là đề văn số 2 Bài tập làm văn số 6, Ngữ văn 7. Để hoàn thành bài Tập làm văn với kết quả tốt, các em học sinh có thể tham khảo một số Bài văn hay lớp 7 khác như: "Mùa xuân là tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng xuân". Bác Hồ muốn khuyên dạy điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?, Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công", Dân gian có câu: "Lời nói gói vàng", đồng thời lại có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống?, Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: "Học, học nữa, học mãi".

 

Theo em, người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương..., cùng đón đọc bài văn mẫu dưới đây để hiểu thêm về nội dung ý nghĩa bài ca dao này cũng như bồi đắp thêm cho mình tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.

ĐỌC NHIỀU