- Vũ Quần Phương sinh năm 1940, tên khai sinh là Vũ Ngọc Chúc.
- Ông sinh ra tại Hà Nội.
- Ông xuất hiện trên văn đàn với tư cách là nhà thơ, nhà phê bình văn học.
- Ông được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
Bài thơ "Nắng đã hanh rồi" in trong "Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian", Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014, trang 33.
Bài thơ "Nắng đã hanh rồi" là nỗi nhớ thương của "anh" dành cho "em" ở xa nhà khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên mùa đông.
Bài thơ "Nắng đã hanh rồi" được làm theo thể bảy chữ.
Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ "Nắng đã hanh rồi" là tâm trạng nhớ nhung của "anh" đối với "em" ở xa nhà.
Mạch cảm xúc của bài thơ: nỗi nhớ thương của chủ thể trữ tình.
- Bài thơ "Nắng đã hanh rồi" có bố cục 4 phần:
+ Khổ 1: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trước sân.
+ Khổ 2: Hình ảnh thiên nhiên ở quanh nhà.
+ Khổ 3: Bức tranh thiên nhiên ở trên núi.
+ Khổ 4: Ước mong, hi vọng của chủ thể trữ tình.
- Bài thơ đã khắc họa sinh động bức tranh thiên nhiên mùa đông.
- Từ đó, ta thấy được nỗi nhớ da diết của "anh" đối với "em".
- Hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi.
- Từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm.
- Biện pháp so sánh độc đáo.
- Cách gieo vần chân và cách ngắt nhịp uyển chuyển, linh hoạt.
- Những hình ảnh, từ ngữ báo hiệu mùa đông đến:
+ "Nắng đã vàng hanh": mùa đông, nắng thường hanh khô, không chói chang, gay gắt như mùa hè.
+ "Tiếng sếu": loài sếu thường kêu vào mùa đông.
- "Trước sân mây trắng về đông lắm": Không gian được mở rộng trở nên cao và xa.
- Câu hỏi tu từ "Em ở xa nhà, em có hay" thể hiện nỗi nhớ "em" của nhân vật trữ tình.
- Hình ảnh quen thuộc, gắn bó với làng quê: "mái tranh", "nắng", "khói, "vườn", "tre mía".
=> Gợi nhắc em về hình ảnh thân quen của quê nhà.
- Câu thơ "Nắng lên khói ủ mộng yên lành": khắc họa không gian yên bình, thanh vắng.
- Từ láy "xôn xao" gợi tả âm thanh xao động và sự chuyển động của lá tre, lá mía trong gió.
- "Anh chẳng là cây cũng trĩu cành": nỗi nhớ mong của "anh" đối với "em".
- Hình ảnh rừng thông:
+ Âm thanh của rừng thông: khẽ khàng.
=> diễn tả sự chuyển động vô cùng nhẹ nhàng của lá cây trong rừng thông.
+ Hình ảnh bóng thông in đất gợi ra khung cảnh chiều tà.
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình:
+ Câu hỏi tu từ "Em có cùng anh lên núi không/ Có nghe thầm thĩ tiếng rừng thông" không chỉ mang ý mời mọc mà còn bộ lộ cảm xúc khát khao được ở gần người em xa nhà.
+ Biện pháp đối lập giữa một bên là hình ảnh "Nắng chiều ngả bóng thông in đất" với "Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong" diễn tả nỗi cô đơn, lạc lõng của chủ thể trữ tình.
- Điệp ngữ "xuân sắp" nhấn mạnh giây phút chuyển mùa từ đông sang xuân.
- Thời gian chảy trôi không ngừng: "Một năm năm tới, lại năm qua".
=> Khát khao, mong ước của "anh" mong đến ngày được đoàn tụ, sum họp.
--------------------------HẾT-------------------------
Những kiến thức mà Taimienphi.vn biên soạn và gửi đến cho các em đều là những kiến thức trọng tâm, bổ ích. Hãy thường xuyên ghé thăm trang và xem những nội dung văn mẫu lớp 10 chất lượng, miễn phí như:
- Hiền tài là nguyên khí quốc gia: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
- Soạn bài Nắng đã hanh rồi
- Phân tích, đánh giá Nắng đã hanh rồi