Múi giờ là gì? Cách tính múi giờ Việt Nam, Quốc Tế

Bạn biết đó, Trái đất có hình dạng là hình cầu, là vệ tinh quay quanh Mặt Trời nên một nửa bán cầu được mặt trời chiếu sáng sẽ là buổi sáng, còn một nửa bán cầu còn lại không được chiếu sáng sẽ là buổi tối. Do đó, thời gian ở mỗi quốc gia, địa phương là khác nhau.Vì thế, múi giờ được xuất hiện. Để hiểu chi tiết múi giờ là gì, cách tính múi giờ Việt Nam, Quốc tế thì các bạn đừng bỏ qua bài viết này.

Có bao nhiêu múi giờ? Múi giờ các nước so với Việt Nam


1. Múi giờ là gì?

Múi giờ UTC, múi giờ GMT là gì? Múi giờ (giờ địa phương) được hiểu là một vùng trên Trái đất được quy ước sử dụng chung 1 thời gian tiêu chuẩn nhất định nào đó. Hiện tại, công thức tính múi giờ của từng quốc gia đã có giúp mọi người dễ dàng xác định được múi giờ của từng nước dễ dàng bằng cách chia Trái đất thành các phần bằng nhau, mỗi một phần cách nhau một giờ kinh tuyến số 0 (giờ quốc tế, khi kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Anh). Do đó, múi giờ ở Vương quốc Anh sẽ là UTC + 0.

Múi giờ GMT (tiếng Anh là Greenwich Mean Time) là giờ trung bình hằng năm dựa vào thời gian Mặt trời đi qua Kinh tuyến gốc mỗi ngày. Còn múi giờ UTC (tiếng Anh là Coordinated Universal Time (dịch là Giờ Phối hợp Quốc tế) là múi giờ được văn phòng cân đo Quốc tế đề xuất để có thể dựa vào đó định vị được thời gian chuẩn. Do múi giờ GMT được quy định bởi nước Anh và còn nhiều hạn chế nên đã chuyển thành ký hiệu UTC, có nghĩa là giờ phối hợp quốc tế. Nhưng ngôn ngữ nói của một số quốc gia vẫn dùng GMT.


2. Cách tính múi giờ Việt Nam và các nước trên thế giới

Múi giờ Việt Nam là bao nhiêu, múi giờ các nước so với Việt Nam? Như nói ở trên, công thức tính múi giờ quốc tế là mỗi một phần cách nhau một giờ kinh tuyến số 0. Múi giờ của từng quốc gia trên thế giới xác định bằng độ lệch với giờ gốc. Cụ thể:

Công thức tính giờ địa phương trên Trái đất:

Tm = To + M

Trong đó:
- Tm: giờ múi.
- To: giờ GMT.
- M: số thứ tự múi giờ đó.

Nếu biết được múi giờ ở kinh độ, bạn dễ dàng xác định được giờ địa phương và ngược lại:

TM = Tm +/- Dt

Trong đó:
- Dt: khoảng chênh lệch thời gian kinh độ giữa múi giờ và kinh độ cần xác định giờ.
- +Dt: Ở bán cầu Đông.
- -Dt: Ở bán cầu Tây.


Nếu như thời gian trên máy tính của bạn bị sai, hãy tham khảo ngay cách chỉnh lại giờ, ngày tháng cho máy tính của mình nhé.
Xem thêm: Cách chỉnh lại thời gian máy tính

Do Việt Nam nằm ở kinh tuyến số 7 nên múi giờ của nước ta sẽ là + 7, chúng ta thường thấy kí hiệu múi giờ của Việt Nam là GMT + 7 hoặc UTC + 7. Chỉ cần các bạn xác định được quốc gia mà bạn đang tìm hiểu ở kinh tuyến số mấy là bạn có thể tính được múi giờ của quốc gia đó. Để bạn không khó khăn trong việc xác định, tính múi giờ của các nước thì bạn hãy xem quy ước múi giờ của các nước, khu vực sau đây:

Múi giờ của các quốc gia, khu vực trên thế giới

Từ múi giờ này, bạn có thể biết được các nước có chênh lệch nhau bao nhiêu giờ. Ví dụ như:
Nếu hiện tại nước Anh (UTC + 0) đang là 8h sáng ngày thứ 3 thì:
- Giờ ở Việt Nam, Thái Lan... (UTC + 7) đang là 13h chiều ngày thứ 3.
- Giờ ở Mỹ (UTC - 5) đang là 3h sáng ngày thứ 3.

Hy vọng với chia sẻ trên đây về Múi giờ là gì, cách tính múi giờ Việt Nam và các nước trên thế giới đã mang đến cho các bạn thông tin hữu ích. Từ đó, bạn có thể cài đặt giờ địa phương phù hợp nếu như có cơ hội ra nước ngoài.

Bạn đã từng nghe hoặc đọc đâu đó từ "Múi giờ" nhưng bạn chưa biết về từ này là gì. Vậy hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu chi tiết múi giờ là gì, cách tính múi giờ Việt Nam, Quốc tế trong bài viết sau đây để giải đáp thông tin này.
12 giờ trưa tiếng Anh là AM hay PM?
Chèn thời gian, ngày tháng trong Word 2003, 2007, 2010, 2013, 2016
Sự kiện Intel 2018 Desktop chính thức diễn ra ngày mai
Cách tính giờ theo canh, tính giờ theo 12 con giáp chuẩn nhất
Giải bài tập trang 76 SGK toán 2
Giờ làm việc ngân hàng GPBank

ĐỌC NHIỀU