Hồ Xuân Hương được thi sĩ Xuân Diệu mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm". Những sáng tác của bà thường tập trung đấu tranh cho quyền được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ. Trong tất cả tác phẩm của bà, em đặc biệt ấn tượng với bài thơ "Tự tình" (bài 2).
Bài thơ "Tự tình" (bài 2) là một trong những sáng tác nổi tiếng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bài thơ đã để lại trong em nỗi xót thương về số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Bài thơ "Tự tình" (bài 2) là bài thứ hai trong chùm ba bài thơ Nôm cùng tên của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Thông qua bức tranh thiên nhiên, tác giả đã thể hiện tâm trạng đau buồn, xót xa trước số phận hẩm hiu và khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
Nhà thơ Hồ Xuân Hương sáng tác rất nhiều bài thơ Nôm Đường luật. Đa phần các tác phẩm của bà đều tập trung ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ. Đồng thời, lên tiếng tố cáo xã hội bất công, đấu tranh cho quyền tự do, hạnh phúc của người phụ nữ. "Tự tình" (bài 2) cũng là một trong những bài thơ như vậy. Bài thơ chứa đựng những giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc khiến bất cứ ai yêu thích thơ Nôm đều không thể bỏ qua.
Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài hoa trong nền văn học trung đại Việt Nam. Tuy nhiên, bà lại không mấy may mắn trong chuyện tình cảm. Chính vì vậy, thi nhân luôn sống trong cảm giác cô đơn, lạc lõng. Bài thơ "Tự tình" (bài 2) như là lời giãi bày của tác giả về số phận hẩm hiu, éo le. Diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình đi từ cô đơn đến vùng lên đấu tranh rồi lại tiếp tục rơi vào bi kịch không lối thoát.
Trong tất cả những sáng tác của nhà thơ Hồ Xuân Hương, bài thơ "Tự tình" (bài 2) được đánh giá là bài thơ tiêu biểu, đặc sắc. Bài thơ không chỉ diễn tả một cách đầy thấm thía nỗi cô đơn, tủi nhục của nhân vật trữ tình mà còn thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt.
Thân phận của người phụ nữ là đề tài quen thuộc trong thơ ca trung đại. Bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cùng việc sử dụng các hình ảnh độc đáo, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã sáng tác nên bài thơ "Tự tình" (bài 2). Bài thơ thể hiện nỗi cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình, được bộc lộ rõ nét qua bốn câu thơ đầu.
Bài thơ "Tự tình" (bài 2) đã cho chúng ta hiểu thêm về thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ phải chịu cảnh chung chồng, không được tự do quyết định hạnh phúc. Bốn câu thơ đầu đã cho ta thấy được tâm trạng lẻ loi, cô độc của nhân vật trữ tình.
Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lê Trí Viễn nhận xét: "Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ khác thường.". Quả đúng như vậy, bài thơ "Tự tình" (bài 2) của bà đã thể hiện nỗi thương cảm với số phận và đề cao vẻ đẹp, khát vọng của người phụ nữ. Đặc biệt, trong bốn câu thơ cuối, nhà thơ bộc lộ khát khao hạnh phúc cháy bỏng.
Bằng tình yêu thương, đồng cảm với thân phận người phụ nữ, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã sáng tác nên bài thơ "Tự tình" (bài 2). Tác phẩm đã cho thấy một bản lĩnh sống mạnh mẽ, vượt khỏi những quy định hà khắc trong xã hội xưa. Điều này được thể hiện rõ nét trong bốn dòng thơ cuối bài.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trên đây là một số mở bài về bài thơ Tự Tình 2 mà các em nên tham khảo. Hãy ghé thăm Taimienphi.vn thường xuyên và cập nhật những bài văn mẫu lớp 11 hay nhé! Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 11.