- Ông là danh nhân văn hóa, nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.
- Thơ ông chan chứa tình yêu đất nước, con người, cuộc sống,...
- Một số tập thơ tiêu biểu: "Thơ Dâng", "Người làm vườn", "Mùa hái quả",...
1. Thể thơ của bài Mây và sóng
- Thể thơ văn xuôi.
2. Xuất xứ của bài Mây và sóng
- In trong tập "Trăng non".
3. Bố cục bài Mây và sóng
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến "và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm": cuộc trò chuyện giữa em bé với những người bạn "trên mây".
+ Phần 2: còn lại: cuộc trò chuyện giữa em bé với những người bạn "trong sóng".
4. Giá trị nội dung bài Mây và sóng
- Bài thơ đã khắc họa sâu sắc tình yêu của em bé đối với người mẹ kính yêu. Qua đó, nhà thơ cũng khéo léo bày tỏ tình cảm của mình với trẻ em, thiên nhiên và cuộc sống.
5. Giá trị nghệ thuật bài thơ Mây và sóng
- Các hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc: mây, sóng.
- Những hình ảnh ấy mang ý nghĩa tượng trưng cho những cám dỗ, sự hấp dẫn của cuộc sống.
- Nhân hóa: các sự vật như mây, sóng có thể trò chuyện với con người.
- Điệp từ "lăn".
1. Cuộc trò chuyện giữa em bé với những người "trên mây"
* Lời mời gọi của người "trên mây":
- Những người trên mây kể rằng họ được tự do vui chơi cả một ngày dài "từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà".
- Thế giới của họ hiện lên với sự rực rỡ, lung linh của "bình minh vàng" và "vầng trăng bạc".
- Cách để đến với những người "trên mây": đến nơi tận cùng của trái đất này và đưa tay lên trời.
* Lời từ chối của em bé:
- Em bé bị hấp dẫn trước lời mời ấy: "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".
- Em bé đã khéo léo từ chối vì em không muốn rời xa mẹ mình "Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?"
2. Cuộc trò chuyện giữa em bé với những người "trong sóng"
* Lời mời gọi của người "trong sóng":
- Người "trong sóng" khoe với em bé họ được vui vẻ ca hát "từ sáng sớm cho đến hoàng hôn". -> thế giới hạnh phúc và tràn đầy sức sống.
- Cách để em bé có thể đến được thế giới của họ: đến rìa biển cả rồi nhắm nghiền mắt lại.
*. Lời từ chối của em bé:
- Em bé bị thu hút trước lời mời ấy: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".
- Em bé đã từ chối vì em không muốn rời xa mẹ mình "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà".
=> Em bé luôn yêu thương, quấn quýt bên mẹ. Tình yêu thương của mẹ đã chiến thắng lời mời gọi hấp dẫn của những người "trên mây" và "trong sóng".
Từ đây, ta thấy được tình cảm mẹ con hiện lên thật đẹp:
* Tình cảm em bé dành cho mẹ:
- Em không muốn rời xa mẹ nên đã từ chối tất cả các lời mời gọi.
- Em sáng tạo nên các trò chơi thú vị -> vừa thỏa mãn mong ước là mây, là sóng ngao du đây đó vừa được ở bên mẹ.
- Em bé cảm thấy hạnh phúc khi mãi được sống trong vòng tay ấm áp của mẹ.
* Tình cảm của mẹ dành cho em bé:
- Mẹ mãi yêu thương, quan tâm và chăm sóc em bé. Mẹ sẽ mãi là người chờ đợi đứa con bé bỏng của mình quay trở về nhà "Mẹ mình đang đợi ở nhà".
- Mẹ luôn chiều theo mong ước, sở thích của em về các trò chơi thú vị.
- Mẹ giống như vầng trăng sáng soi bước con đi, như bến bờ bình yên vỗ về con vào lòng -> Tấm lòng của mẹ thật bao la, mênh mông.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Để có những chuẩn bị tốt nhất cho bài học Mây và sóng của mình, em có thể tham khảo các nội dung trên đây. Taimienphi.vn thường xuyên cập nhật các bài soạn và văn mẫu lớp 6 trong chương trình Ngữ văn 6 Kết nối tri thức như:
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 43
- Soạn bài Mây và sóng
- Tóm tắt Mây và sóng