Trước khi ký hợp đồng lao động chính thức, hầu hết người lao động đều trải qua giai đoạn thử việc. Việc ký hợp đồng thử việc là điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho các bên. Vậy, mẫu hợp đồng thử việc như thế nào là hợp pháp? Quy định về hợp đồng thử việc ra sao? Cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung chi tiết tại bài viết sau đây.
- Mẫu hợp đồng thử việc không đóng BHXH
- Mẫu hợp đồng thử việc đơn giản
- Mẫu hợp đồng thử việc song ngữ
* Tải trọn bộ mẫu TẠI ĐÂY
- Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc được quy định tại Khoản 2, Điều 24 Bộ luật lao động 2019, cụ thể gồm có:
+ Thời gian thử việc.
+ Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động; họ tên, chức danh người đại điện phí người sử dụng lao động.
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động.
+ Công việc và địa điểm làm việc.
+ Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
+ Thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
+ Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
- Nhìn chung, nội dung hợp đồng thử việc tương tự như hợp đồng lao động, tuy nhiên, do tính chất đặc thù của thử việc, vì vậy hợp đồng thử việc sẽ có những điều chỉnh về việc thêm, bớt nội dung phù hợp hơn.
- Theo luật định, hợp đồng thử việc là một trong hai hình thức để ghi nhận thỏa thuận về nội dung thử việc. Người lao động và người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà không cần ký hợp đồng thử việc.
- Hợp đồng thử việc không có giá trị ràng buộc quá cao như đối với với hợp đồng lao động, các bên hoàn toàn có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc trong thời gian thử việc mà không cần báo trước, không phải bồi thường.
- Sau thời gian thử việc, nếu được đánh giá hoàn thành/đảm bảo yêu cầu công việc thì người lao động được ký hợp đồng lao động.
Hình thức, nội dung của Mẫu hợp đồng lao động song ngữ Anh - Việt đã được chúng tôi chia sẻ, bạn đọc có thể tham khảo để nắm thông tin.
- Thời gian thử việc do các bên thỏa thuận nhưng phải tuân thủ thời gian thử việc tối đa tại Điều 25 Bộ luật lao động:
+ 180 ngày đối với công việc quản lý doanh nghiệp (doanh nghiệp có vốn nhà nước).
+ 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp, trình độ tối thiểu cao đẳng.
+ 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp, trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
+ 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
- Trước hết, thử việc không bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động, đó là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Mặt khác, đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì không áp dụng thời gian thử việc.
- Đồng thời, nếu người lao động phải thử việc thì nội dung thử việc có thể ghi nhận trong hợp đồng lao động mà không nhất thiết phải ký hợp đồng thử việc riêng.
Như vậy, nói tóm lại, người lao động và người sử dụng lao động không bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc.
Liên quan đến các biểu mẫu trong lao động, độc giả có thể tham khảo thêm về Mẫu phụ lục hợp đồng lao động mà chúng tôi đã chia sẻ.
Mẫu hợp đồng thử việc không có mẫu chung, nhưng việc quy định về nội dung chủ yếu buộc các bên trong quan hệ lao động phải tuân thủ để đảm bảo quyền, lợi ích cho người lao động.