Luật Trọng tài thương mại 2010 có nhiều quy định mới giúp việc sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp trên thực tế diễn ra một cách hiệu quả. Cùng với đó là các quy định nhằm nâng cao vị thế trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp. Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của Taimienphi.vn đểhiểu hơn về vấn đề này.
* Danh mục từ viết tắt:
- TTTM: Trọng tài thương mại.
* Tải Luật Trọng tài thương mại 2010, cập nhật mới nhất TẠI ĐÂY
- Luật Trọng tài thương mại mới nhất hiện đang áp dụng là Luật Trọng tài thương mại 2010. Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2011.
- Bố cục: Luật Trọng tài Thương mại gồm 82 Điều luật vớ 13 Chương như sau:
+ Chương I: Những quy định chung
+ Chương II: Thỏa thuận Trọng tài
+ Chương III: Trọng tài viên
+ Chương IV: Trung tâm Trọng tài
+ Chương V: Khởi kiện
+ Chương VI: Hội đồng Trọng tài
+ Chương VII: Biện pháp khẩn cấp tạm thời
+ Chương VIII: Phiên họp giải quyết tranh chấp
+ Chương IX: Phán quyết Trọng tài
+ Chương X: Thi hành phán quyết Trọng tài
+ Chương XI: Hủy phán quyết Trọng tài
+ Chương XII: Tổ chức và hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
+ Chương XIII: Điều khoản thi hành
- Phạm vi điều chỉnh: Luật quy định về các vấn đề sau:
+ Thẩm quyền của Trọng tài thương mại, các hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, Trọng tài viên;
+ Trình tự, thủ tục trọng tài;
+ Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong tố tụng trọng tài;
+ Thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động trọng tài;
+ Tổ chức và hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, thi hành phán quyết trọng tài.
- Luật TTTM 2010 quy định cụ thể các tranh cấp mà Trọng tài thương mại có quyền giải quyết, khắc phục việc phân định phạm vi thẩm quyền không rõ ràng.
- Luật mới đã để mở thẩm quyền giải quyết của trọng tài ở những tranh chấp không phát sinh từ hoạt động thương mại nhưng được pháp luật có liên quan quy định sẽ được giải quyết bằng trọng tài.
Luật Trọng tài thương mại lần đầu tiên quy định tranh chấp liên quan đến một bên là người tiêu dùng
Đây là lần đầu tiên Luật quy định nội dung này. Tại Điều 17 Luật Trọng tài thương mại, người tiêu dùng được lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
- So với Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, Luật Trọng tài thương mại đã đưa ra định nghĩa về "Trọng tài quy chế" thay cho khái niệm niệm "Hội đồng trọng tài được thành lập tại Trung tâm trọng tài" trước đây.
- Luật cho phép các Trung tâm trọng tài được ban hành quy tắc tố tụng trọng tài phù hợp với đặc thù của mỗi trung tâm để tăng thêm tính hấp dẫn đối với các bên tranh chấp.
- Các tổ chức trọng tài nước ngoài được mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam. Việc mở phải tuân theo định pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Các quy định của luật mới đã giúp nâng cao vị thế trọng tài khi cho phép Hội đồng trọng tài được thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 47, 48, 50). Quy định này góp phần giúp tố tụng trọng tài được diễn ra một cách hiệu quả hơn.
Theo luật mới thì Hội đồng xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài sẽ gồm ba Thẩm phán và quyết định của Hội đồng là chung thẩm. Quy định này hoàn toàn phù hợp với quá trình áp dụng trên thực tế.
- Điều 7 Luật Trọng tài thương mại 2010 đã đưa ra các quy định nhằm xác định mối quan hệ pháp lý giữa Trọng tài và Tòa án. Quy định này đã khắc phục được những bất cập của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003.
- Việc quy định một cách rõ ràng sẽ tạo điều kiện để Tòa án và Hội đồng trọng tài, các bên tranh chấp không bị lúng túng trong các trường hợp cụ thể, góp phần tạo điều kiện để hoạt động trọng tài diễn ra hiệu quả.
Trên đây chỉ là một số điểm mới của Luật trọng tài thương mại so với pháp lệnh cũ. Có thể thấy rằng, luật đã có những quy định khá chi tiết, kế thừa những nội dung pháp luật phù hợp, sửa đổi bổ sung những điều còn hạn chế, thiếu sót. Tất cả những điều này đều hướng đến việc tạo ra những quy định chặt chẽ, phù hợp, đảm bảo được quyền lợi hợp pháp cho các bên.
Bạn đọc có thể xem thêm nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp Luật Việt Nam như Luật quốc tế, Luật xuất nhập cảnh, Luật thuế giá trị gia tăng,...