Trải qua nhiều năm áp dụng Luật Nhà ở 2005, vẫn tồn tại những vướng mắc nhất định trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội về nhà ở. Đây cũng là lý do chính để dẫn việc Quốc hội quyết định ban hành Luật Nhà ở 2014 để tạo ra một cơ chế pháp lý ổn định hơn, phù hợp hơn với sự phát triển của "thị trường" nhà ở.
* Tải luật nhà ở mới nhất TẠI ĐÂY
- Luật nhà ở hiện hành đang có hiệu lực là Luật Nhà ở 2014, được áp dụng từ ngày 01/7/2015.
- Luật nhà ở 2014 bao gồm 13 Chương, 183 Điều; so với Luật Nhà ở 2005 là tăng 50 Điều.
- Luật nhà ở mới nhất không điều chỉnh đối với các giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản.
- Đối tượng áp dụng: Căn cứ tại Điều 2, Luật Nhà ở, đối tượng áp dụng của luật này là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam.
- Giới thiệu nội dung cơ bản của Luật Nhà ở 2014:
+ Những quy định chung.
+ Quy định về sở hữu nhà ở.
+ Quy định về phát triển nhà ở.
+ Quy định chính sách về nhà ở xã hội (quy định mới).
+ Quy định về tài chính cho phát triển nhà ở (quy định mới).
+ Quy định về quản lý, sử dụng nhà ở.
+ Quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư (quy định mới).
+ Quy định giao dịch về nhà ở.
+ Quy định về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
+ Quy định về Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về nhà ở (quy định mới).
+ Quy định về Quản lý nhà nước về nhà ở.
+ Quy định về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về nhà ở.
Tương ứng với các nội dung chính này là các chương lần lượt từ chương I đến chương XII Luật Nhà ở 2014.
- Ngay trong Mục 1, khi giới thiệu nội dung cơ bản của Luật Nhà ở 2014 chúng ta cũng đã xác định các nội dung mới được quy định tại Luật này. Cụ thể hơn về một số điểm mới như sau:
+ Phạm vi điều chỉnh của Luật Nhà ở 2014 đã bị thu hẹp: không điều chỉnh đối với các giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản.
+ Đối tượng áp dụng của Luật Nhà ở 2014 được mở rộng: bổ sung thêm chủ thể là hộ gia đình.
+ Mở rộng quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở tại Điều 4.
+ Bổ sung thêm nhiều hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực nhà ở tại Điều 6.
+ Bổ sung các giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận tại Điều 118.
+ Quy định chi tiết hơn về giải quyết tranh chấp nhà ở tại Điều 177.
+ Quy định chi tiết hơn về xử lý đối với người vi phạm pháp luật về nhà ở tại Điều 179.
Ngoài ra, với Luật Nhà ở 2014 còn rất nhiều các điểm mới so với Luật Nhà ở 2005, riêng việc tăng 50 Điều cũng đã phản ánh được điều đó.
Trong Dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) Luật nhà ở 2014, đại diện Bộ xây dựng cho biết sẽ tổ chức thành 13 chương với 234 Điều, tăng hơn so với Luật Nhà ở 2014.
Các nội dung được Bộ Xây dựng chú trọng sửa đổi, bổ sung gồm có:
- Điều kiện được công nhận và công nhận quyền sở hữu nhà ở.
- Các quy định về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
- Bổ sung mục thời hạn sở hữu nhà chung cư.
- Các quy định về nhà ở phục vụ tái định cư.
- Các quy định về chính sách nhà ở xã hội.
- Cấp giấy chứng nhận đối với nhà chung cư.
- Xử lý nhà chung cư khi còn hoặc hết thời hạn sử dụng.
Trước thực trạng giao dịch nhà ở ngày càng nhiều, phức tạp, Luật Nhà ở cũng phát huy được giá trị của mình trong việc điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức, đảm bảo cho các giao dịch hợp pháp và hợp lý. Hy vọng những chia sẻ của Taimienphi.vn sẽ hữu ích đối với độc giả.
Một số văn bản quy phạm pháp luật có thể tìm hiểu thêm như: Luật phá sản, Luật quốc tế, Luật quốc tịch,...