Luật dược 2016, Luật số 105/2016/QH13 của Quốc hội

Nhằm đảm bảo một cơ chế sản xuất, phân phối, buôn bán thuốc một cách hiệu quả, chặt chẽ, Luật Dược được ban hành được coi là một bước tiến, đánh dấu sự nhìn nhận của Nhà nước đối với lĩnh vực dược một cách nghiêm túc và mong muốn đạt được nhiều thành tựu ở lĩnh vực này.

Luật Dược 2023 mới nhất, Luật số 105/2016/QH13, người hành nghề dược cần biết
 

Mục Lục bài viết:
1. Luật Dược là gì?
2. Giới thiệu về Luật Dược hiện hành.
3. Nội dung cơ bản của Luật Dược 2016.

 

1. Luật Dược là gì?

- Luật Dược là văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực dược. Mặc dù phổ quát là "lĩnh vực dược", tuy nhiên tùy vào từng thời kỳ, phạm vi điều chỉnh đối với các hoạt động cụ thể trong Luật Dược lại khác nhau.

- Dược ở trong Luật Dược được hiểu là thuốc và nguyên liệu làm thuốc.

- Luật Dược được ban hành lần đầu tiên vào năm 2005, có hiệu lực ngày 01/10/2005.

* Tải Luật Dược mới nhất TẠI ĐÂY


2. Giới thiệu về Luật Dược hiện hành

- Ngày 01/1/2017, Luật Dược 2016 số 105/2016/QH13, được Quốc hội thông qua ngày 06/4/2016 có hiệu lực thay thế cho Luật Dược 2005. Đây là Luật Dược mới nhất tính đến thời điểm hiện tại. Ngay khi Luật Dược có hiệu lực, Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dược cũng được ban hành.

- Bố cục của Luật Dược 2016 gồm có 116 Điều chia thành 14 Chương. So với Luật Dược 2005, bổ sung 04 chương, bỏ 01 chương - đưa nội dung này vào chương có liên quan; tăng 43 Điều.

- Phạm vi điều chỉnh của Luật Dược 2016: Tại Điều 1 Luật này có nêu rõ phạm vi điều chỉnh gồm có:

+ Chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược;

+ Hành nghề dược;

+ Đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc và liệu làm thuốc, dược liệu và thuốc cổ truyền;

+ Đơn thuốc và sử dụng thuốc;

+ Thông tin thuốc, cảnh giác dược và quảng cáo thuốc.

+ Dược lâm sàng;

+ Quản lý thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Thử thuốc trên lâm sàng và thử tương đương sinh học của thuốc;

+ Quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

+ Quản lý giá thuốc.

Có thể thấy, Luật Dược 2016 có phạm vi điều chỉnh khá rộng, bao quát hầu hết các hoạt động xoay quanh thuốc và nguyên liệu làm thuốc.

Nội dung, phạm vi điều chỉnh của Luật Dược 2016


3. Nội dung cơ bản của Luật Dược 2016

Dưới góc độ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động dược, độc giả cần tập trung vào một số các nội dung chính sau:

- Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.

- Chính sách của Nhà nước về lĩnh vực dược và phát triển công nghiệp dược. Lưu ý: Các hành vi bị nghiêm cấm.

- Quản lý nhà nước về giá thuốc.

- Các quy định về dược liệu, thuốc cổ truyền.

- Quy định về chứng chỉ hành nghề dược; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; về đăng ký thuốc.

- Quy định về công tác dược lâm sàng; thử thuốc trên lâm sàng.

Trên đây là những thông tin về Luật Dược mới nhất mà chúng tôi tổng hợp và chia sẻ tới bạn đọc. Luật được đánh giá là đang phát huy tốt hiệu quả để đảm bảo cho các hoạt động trong lĩnh vực dược được diễn ra thuận lợi, góp phần làm phát triển ngành dược ở trong và ngoài nước.

Độc giả có thể xem thêm các văn bản quy phạm pháp luật khác như: Luật đấu giá tài sản , Luật đấu thầu, Luật đầu tư 2020,... luôn được Taimienphi.vn cập nhật mới nhất theo quy định pháp luật hiện hành.

Dược là lĩnh vực đặc thù liên quan đến sức khỏe cộng động và sự phát triển y tế quốc gia, vì vậy, việc điều chỉnh lĩnh vực này bằng một văn bản có giá trị pháp lý cao là điều cần thiết và hợp lý, đó là lý do cho sự ra đời của Luật Dược qua các thời kỳ. Cùng Taimienphi.vn tìm hiểu Luật dược 2016, Luật số 105/2016/QH13 mới nhất qua bài viết sau.
Luật đầu tư công 2019 mới nhất, Luật số 39/2019/QH14 của Quốc hội
Luật xuất nhập cảnh Việt Nam mới nhất 2023, Luật số 49/2019/QH14 của Quốc hội
Luật hợp tác xã 2012, số 23/2012/QH13 của Quốc hội có gì mới?
Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009, Luật số 32/2009/QH12 của Quốc Hội
Luật biển Việt Nam 2012, Luật số 18/2012/QH13 của Quốc hội
Luật ngân sách nhà nước 2015, Luật số 83/2015/QH13 của Quốc hội (Cập nhật 2023)

ĐỌC NHIỀU