Báo có vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay. Nhưng thực trạng lợi dụng báo chí, thực hiện quyền tự do ngôn luận để xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác đòi hỏi phải có sự điều chỉnh triệt để của các văn bản quy phạm pháp luật. Đó là lý do cho sự ra đời của Luật Báo chí.
- Đánh dấu bước vào giai đoạn đổi mới năm 1986, sau 03 năm, Luật số 29-LCT/HĐNN8 về báo chí được Quốc hội thông qua ngày 28/11/1989, có hiệu lực ngày 02/01/1990. Thời điểm này, Luật Báo chí được ban hành dựa trên Hiến pháp năm 1980.
- Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Báo chí 1989 được sửa đổi bổ sung vào năm 1999 (người ta thường gọi là Luật báo chí 1999) theo Hiến pháp năm 1992, có hiệu lực ngày 01/9/1999.
- Từ thời điểm đó, cho đến năm 2016, Luật Báo chí mới được ban hành dựa trên Hiến pháp năm 2013, với nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung phù hợp hơn với thực tiễn trong nước và quốc tế.
- Luật Báo chí văn bản quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực báo chí.
=> Chính vì vậy, Luật báo chí mới nhất hiện nay là Luật Báo chí 2016, Luật số 103/2016/QH13.
Nghị định hướng dẫn luật báo chí năm 2016 gồm có:
+ Nghị định 08/2017/NĐ-CP về lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí.
+ Nghị định 09/2017/NĐ-CP về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.
Và nhiều Thông tư, Nghị định khác hướng dẫn chi tiết.
* Tải Luật Báo chí mới nhất TẠI ĐÂY
- Việc ban hành Luật Báo chí mới thay thế cho Luật Báo chí năm 1989, sửa đổi, bổ sung 1999 là cần thiết xuất phát từ một số các lý do sau:
+ Hiến pháp 2013 được ban hành với các nội dung mới cần được bảo đảm thi hành bởi Luật Báo chí.
+ Các quy định tại Luật Báo chí năm 1989, sửa đổi bổ sung 1999 không còn phù hợp với thực tiễn hoạt động báo chí trong nước, nó trở nên "lỗi thời" và không còn khả năng áp dụng triệt để.
=> Đây là hai lý do chính để lý giải cho sự cần thiết phải ban hành Luật Báo chí hiện hành - Luật Báo chí 2016.
- Hiện nay, Luật báo chí mới nhất là Luật số 103/2016/QH13, được quốc hội thông qua ngày 05/4/2016, có hiệu lực ngày 01/01/2017. Thời điểm Luật Báo chí có hiệu lực, cũng có rất nhiều các Luật khác có hiệu lực như Luật Kế toán, Luật Ngân sách, Bộ luật dân sự, ...
Nội dung cơ bản của Luật Báo chí năm 2016.
Tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018, có nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016, do đó trong thực tế có tồn tại Luật Báo chí 2016, sửa đổi bổ sung 2018 (mặc dù các nội dung chính của Luật Báo chí 2016 là không có gì thay đổi).
- Luật Báo chí 2016 được xây dựng thành 06 chương với 61 điều, trong đó, so với Luật Báo chí 1989 sửa đổi, bổ sung năm 1999 thì tăng 25 điều, trong đó có 32 điều mới và 29 điều sửa đổi, bổ sung.
Với bố cục như trên, Luật Báo chí 2016, điều chỉnh các nội dung:
+ Quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân;
+ Quy định về tổ chức và hoạt động báo chí;
+ Quy định quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia có liên quan đến hoạt động báo chí;
+ Quy định về quản lý nhà nước về báo chí.
Trên đây là những thông tin về Luật Báo chí mà chúng tôi tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Cho đến nay, đây vẫn là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh trực tiếp hoạt động báo chí để đảm bảo đúng vai trò của báo chí trong mọi hoạt động của đời sống. Bạn đọc có thể xem thêm các văn bản khác như Luật Quảng cáo, Luật sở hữu trí tuệ,Luật dân sự, Luật an toàn thực phẩm.