Kể lại truyện ông trạng thả diều theo lời của Nguyễn Hiền

Đề bài: Kể lại truyện ông trạng thả diều theo lời của Nguyễn Hiền

 

 

2 bài văn mẫu Kể lại truyện ông trạng thả diều theo lời của Nguyễn Hiền

 

Bài mẫu số 1: Kể lại truyện ông trạng thả diều theo lời của Nguyễn Hiền

Tôi tên là Nguyễn Hiền, con của một gia đình nông dân nghèo khó. Giống các bạn cùng trang lứa, tôi rất thích thả diều. Lúc còn bé tí, tôi đã biết làm lấy diều để chơi.

Năm tôi lên sáu tuổi, cha cho tôi theo học một thầy đồ trong làng. Thầy đồ kinh ngạc khi thấy tôi học đến đâu hiểu đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, tôi thuộc làu hai mươi trang sách mà vẫn còn thì giờ chơi diều.

Sau vì nhà túng thiếu quá, tôi đành phải bỏ học. Ban ngày đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, tôi cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài tôi mới mượn vở về nhà học. Không có tiền mua đèn sách như các bạn nên sách của tôi là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ và đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của tôi vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, tôi viết bài vào lá chuối khô rồi nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Thầy khen bài của tôi chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò khác.

Thế rồi vua mở khoa thi. Tôi cũng ghi danh tham dự và đã đỗ Trạng Nguyên lúc mới mười ba tuổi. Mọi người gọi tôi là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam.

Ngoài Kể lại truyện ông trạng thả diều theo lời của Nguyễn Hiền, để học tốt Tiếng Việt 4 hơn các em cần tìm hiểu thêm các bài viết khác như Soạn bài Ông trạng thả diều, tập đọc cũng như Soạn bài Nếu chúng mình có phép lạ, nghe viết nằm trong phần soạn bài SGK Tiếng Viết lớp 4.

 

Bài mẫu số 2: Kể lại truyện ông trạng thả diều theo lời của Nguyễn Hiền

Tôi là Nguyễn Hiền, sống vào đời vua Trần Nhân Tông. tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình cùng kiệt ở vùng nông thôn. Nắm lên sáu tuổi, cha mẹ tôi cho đi học ông thầy ở trong làng. tôi thích lắm. Không những học mà còn thích thả diều nữa. Học đâu đâu tôi nhớ như in đến đó, chỉ đọc qua một lần là thuộc ngay. Có lần, tôi cùng những đứa trẻ cùng kiệt đi chăn trâu, chúng tôi tranh thủ thả diều và bị thầy giáo thấy được. Hôm sau, thầy giáo gọi tôi để kiểm tra bài. tôi đọc một hơi làu làu hơn hai mươi trang sách. Thầy giáo ngạc nhiên lắm.

Nhưng vì nhà cùng kiệt quá nên tôi phải nghỉ học. tôi nhớ lớp, nhớ thầy, thèm được học như các bạn trạc tuổi tôi. Thế là tôi phải học lén. Ban ngày, đi chăn trâu, tôi tranh thủ nấp ngoài cửa lớp nghe thầy giáo giảng bài. Tối đến, đợi các bạn học xong tôi mượn vở về học. tôi cũng đèn sách như ai nhưng vở của tôi là lưng trâu hay nền cát, bút là ngón tay, cành cây hay mảnh gạch vỡ. Còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Vừa chăn trâu, vừa học. Vừa thả diều, vừa học nhưng kiến thức của tôi không thua kém gì các bạn được học hành tử tế. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của tôi vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây.

Năm tôi mười ba tuổi, nhà vua mở khoa thi chọn người tài. Một hôm, tôi cùng các bạn đang thả diều ngoài đồng, thầy giáo trong làng tìm tôi bảo:

- Thầy biết con có chí và học giỏi. Tuy nhà cùng kiệt nhưng con ham học, không nẻn lòng trước những khó khăn trong cuộc sống. Con hãy tham gia kỳ thi này để khẳng định sức mình.

tôi ngạc nhiên và do dự thì thầy giáo tiếp:

- Thầy hiểu hoàn cảnh của con, thầy sẽ giúp con mọi thứ cần thiết để tham gia khoa thi này.

Thế là tôi tạm biệt cha mẹ, thầy giáo và bạn bè để lên kinh ứng thí. tôi dự thi và đỗ Trạng Nguyên, được ghi vào sử sách là "Trạng nguyên trẻ nhất nước Việt Nam".

Từ thành công đó, tôi muốn nhắn gửi các bạn một điều:

Có chí thì nên

Hay: Có công mài sắt có ngày nên kim.

Ý chí và nghị lực sẽ giúp ta thành công trong cuộc sống

-------------------------HẾT-------------------------

Trên đây là hai bài văn mẫu Kể lại truyện ông trạng thả diều theo lời của Nguyễn Hiền do Taimienphi.vn biên soạn. Em có thể xem thêm Trình bày ý kiến về biểu hiện của tính trung thực trong học tập và đời sống để tập làm quen với dạng văn nghị luận hoặc Viết 3 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối có hình ảnh nhân hóa hay nhất chọn lọc để ôn tập về biện pháp nhân hóa, Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về tình cảm gia đình để giới thiệu cho mọi người nhiều câu chuyện hay trong cuộc sống. 

Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về tình cảm gia đình

Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là ông trạng trẻ nhất nước ta. Cuộc đời ông gắn liền với nhiều giai thoại hay, em cùng kể lại truyện ông trạng thả diều theo lời của Nguyễn Hiền để giúp câu chuyện thêm sinh động và chân thực hơn so với bản gốc nhé.
Kể lại truyện Cây khế bằng lời của người em
Soạn bài Tập đọc Ông trạng thả diều, Tiếng Việt lớp 4
Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du
Trong vai vợ ông giáo, kể lại một mẩu trong truyện Lão Hạc
Kể lại truyện Tấm Cám theo lời của nhân vật Tấm, văn mẫu hay, chọn lọc
Kể lại truyện cổ tích Cây khế bằng lời của nhân vật trong truyện

ĐỌC NHIỀU