Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy

Đề bài: Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy

 

Phần 1: Dàn ý Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy

Xem chi tiết Dàn ý Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy tại đây
 

Phần 2: Bài văn mẫu Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy

Từ xưa đến nay, người Việt Nam vốn nổi tiếng giỏi làm ăn và kinh doanh, bởi vậy mà tiếng tăm nổi khắp nơi. Tôi là người Pháp, vốn không tin vào điều gì nếu chưa được kiểm chứng rõ ràng. Năm ấy, tôi quyết định qua Việt Nam làm ăn, mở xưởng tàu thủy để hoạt động; tại đây, tôi đã chứng kiến và rất khâm phục tài năng của một nhà kinh doanh Việt Nam đó là vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi.

Theo tìm hiểu, tôi được biết Bưởi vốn có hoàn cảnh rất khó khăn, bố mất sớm, thương mẹ nên từ khi còn nhỏ cậu đã biết giúp mẹ làm việc, cùng mẹ quẩy gánh hàng rong để bán lấy tiền kiếm sống. Vốn mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, lại thông minh có tư chất, chịu thương chịu khó nên được một nhà tư sản họ Bạch ngỏ lời nhận làm con nuôi, đặt tên cậu là Bạch Thái Bưởi và cho ăn học tử tế.

Lớn lên, Bạch Thái Bưởi xin làm thư ký cho một hãng buôn bắt đầu học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, rồi một thời gian Bưởi đứng ra mở công ty, tự xoay xở làm ăn, trải qua nhiều nghề lớn nhỏ như làm hiệu cầm đồ, buôn gỗ, mở nhà in, khai thác mỏ,... học hỏi nhằm tìm ra hướng làm ăn có thể phát triển lâu dài. Cậu bé Bưởi ngày nào giờ đã trưởng thành và chín chắn hơn. Cậu quyết định mở một công ti vận tải đường thủy lớn và đặt tên là "Bạch Thái Bưởi" với câu khẩu hiệu: "Người ta thì đều tàu ta". Bằng việc kích thích sự lòng yêu nước của nhân dân An Nam, ông được sự đồng tình rất lớn từ mọi người. Các buổi diễn thuyết, hô hào khắp các tàu được thực hiện năng nổ và chu đáo, nhiệt huyết. Cái ống heo nhận ủng hộ được quyên góp vô kể đã tiếp sức rất lớn cho chủ tàu. Khi bổ ống héo ra, tiền đồng, tiền xu, tiền hào nhiều không kể hết. Khách ngày một kéo đến đông hơn. Dù lúc bấy giờ các tàu của người Hoa, người Pháp đã lớn mạnh nhưng không ai địch nổi với chiến lược kinh doanh của Bạch Thái Bưởi, họ buộc phải bán tàu của mình lại cho ông.

Rồi ông tiếp tục chiêu mộ những kĩ sư giỏi về làm để mở xưởng sửa chữa tàu. Công ty ngày một phát đạt hơn, có đến hơn 30 chiếc tàu lớn nhỏ với những cái tên nổi bật như Hồng Bàng, Trưng Nhị, Lạc Long,... đâu đâu cũng nghe danh tàu Bạch Thái Bưởi. Chỉ trong một thời gian ngắn, bằng đầu óc thông minh, sự khéo léo và khả năng tinh nhạy của mình, Bạch Thái Bưởi đã xây dựng cho mình một sản nghiệp đồ sộ, khó ai bì kịp. Mọi người ngưỡng mộ, khâm phục, gọi ông với cái tên đầy trân trọng: "Vua tàu thủy".

Người ta thường bảo "trăm nghe không bằng một thấy", chứng kiến khả năng kinh doanh của Bạch Thái Bưởi, tôi mới thấy được nhân dân Việt Nam không chỉ ảnh dũng trong chiến đấu mà còn rất giỏi làm kinh tế, xây dựng quê hương, đất nước.

Trên đây là nội dung bài Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy, ngoài ra các em còn có thể tham khảo thêm: Kể lại nội dung bài thơ Truyện cổ nước mình thành một câu chuyện, Kể lại câu chuyện Con vịt xấu xí, Kể lại câu chuyện ngụ ngôn Gà mái đẻ trứng vàng, Kể lại một câu chuyện cảm động nói về tình bạn để phục vụ cho quá trình học tập của mình.

Bài văn mẫu Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy không chỉ giúp các em tóm tắt những nội dung chính của câu chuyện mà còn rèn luyện thêm cho kĩ năng kể chuyện của các em nữa đấy. Hãy cùng tham khảo nhé!
Kể lại bài Những hạt thóc giống theo lời của nhà vua
Soạn bài Tập đọc: Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi, Tiếng Việt lớp 2
Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Kể chuyện Đối đáp với vua
Kể lại câu chuyện giúp đỡ một người phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc
Hãy kể lại truyện Điều ước của vua Mi-đát bằng sự hiểu biết và ngôn ngữ của em
Sau khi xuống thuỷ cung, Trọng Thuỷ đã gặp lại Mị Châu. Kể lại diễn biến câu chuyện đó

ĐỌC NHIỀU