- Tự: Cán Thần, hiệu: Trúc Vân.
- Là người thạo cầm, kì, thi, họa, am hiểu nghệ thuật kiến trúc.
- Thể thơ: thể hát nói.
- Phương thức biểu đạt của bài thơ "Hương Sơn phong cảnh": biểu cảm, miêu tả.
Bài thơ "Hương Sơn phong cảnh" đã vẽ ra khung cảnh tươi đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh của Hương Sơn. Trước hết, đó là vẻ đẹp thoát tục nơi ngưỡng cửa nhà Phật. Tiếp đến, theo bước chân của vị khách tang hải, thiên nhiên hiện lên thật trong trẻo, tươi mát. Vị khách còn khám phá được vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng nơi Hương Sơn. Từ đây, tác giả trực tiếp khẳng định sự tuyệt tác của cảnh sắc nơi này. Đồng thời, bộc lộ tình cảm yêu mến, tự hào với quê hương, đất nước.
Bố cục bài thơ "Hương Sơn phong cảnh": 3 phần
- Phần 1 (4 câu đầu): Cảm xúc của tác giả khi đặt chân đến Hương Sơn.
- Phần 2 (từ câu 5 đến câu 16): Phác họa phong cảnh Hương Sơn từ điểm nhìn của "khách tang hải".
- Phần 3 (từ câu 17 đến hết): Tấm lòng từ bi và tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
Bài thơ đã phác họa rõ nét khung cảnh thiên nhiên tuyệt sắc, muôn màu muôn vẻ nơi đất Phật Hương Sơn. Từ đó, nhà thơ bày tỏ tấm lòng yêu mến, tự hào trước cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
- Sử dụng các từ ngữ giàu sức gợi: "thỏ thẻ", "lững lờ", "uốn",...
- Xây dựng hình ảnh thơ độc đáo "hang lồng bóng nguyệt", "mấy lối uốn thang mây",...
- Sử dụng các biện pháp tu từ: điệp từ "này", câu hỏi tu từ "Đệ nhất động" hỏi nơi đây có phải?",...
- "Bầu trời cảnh Bụt": mở ra khung cảnh huyền ảo, thần tiên như cảnh Bụt.
- Niềm ao ước, khao khát một lần được đặt chân tới Hương Sơn "Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay".
- Cảnh sắc Hương Sơn hiện lên với sự trập trùng, uốn lượn "Kìa non non, nước nước, mây mây".
- Câu hỏi tu từ "Đệ nhất động" hỏi nơi đây có phải?": vừa bộc lộ sự ngỡ ngàng của thi sĩ trước cảnh sắc Hương Sơn, vừa là lời khẳng định cho vẻ đẹp tiên cảnh ở nơi đây.
- "rừng mai", "khe Yến": khung cảnh nên thơ, trong lành của thiên nhiên núi rừng.
- Các loài vật được nhân hóa "chim cúng trái", "cá nghe kinh" -> tạo nên sự sống động, gần gũi.
- Ngắm nhìn cảnh sắc nơi đây, vị khách tang hải ngỡ đó chỉ là một giấc mơ -> khi tiếng chày kình vang lên, vị khách đã "giật mình trong giấc mộng".
- Biện pháp điệp từ "này" cùng biện pháp liệt kê đã nhấn mạnh sự phong phú, muôn màu muôn vẻ của phong cảnh Hương Sơn: "suối Giải Oan", "hang Phật Tích", "động Tuyết Quynh", "chùa Cửa Võng".
- Vị khách tới thăm ngỡ thiên nhiên Hương Sơn như có ai đó khéo léo tạo nên "nhác trông ai khéo họa hình".
- Đến với các hang, động, tác giả đã miêu tỏ rõ nét, cụ thể qua những hình ảnh "Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt/ Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt/ Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây" -> vẻ đẹp vừa kì vĩ, vừa nên thơ của Hương Sơn.
-> Từ vẻ đẹp ấy, tác giả bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ về đất nước "Chừng giang sơn còn đợi ai đây,/Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt" -> giang sơn tươi đẹp cần người bảo vệ, giữ gìn và phát triển.
- Tấm lòng từ bi, nhân ái được thể hiện qua hành động "Lần tràng hạt niệm "Nam mô Phật".
- Tác giả sử dụng quan hệ từ "càng - càng" để nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn.
-> Tình yêu, sự tự hào đối với vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương, đất nước.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Taimienphi.vn luôn thường xuyên cập nhật các nội dung chất lượng để đáp ứng nhu cầu học tập môn Ngữ văn 10 của em. Em có thể tham khảo một số bài văn mẫu lớp 10 khác như:
- Hiền tài là nguyên khí quốc gia: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
- Phân tích vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn qua bài thơ Hương Sơn phong cảnh
- Soạn bài Hương Sơn phong cảnh