- Hoàng Tiến Tựu (1933 - 1998).
- Quê quán: Thanh Hóa.
- Ông được biết đến trong vai trò của một nhà nghiên cứu hàng đầu về văn học dân gian.
- Văn bản "Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen" được trích trong "Bình giảng ca dao", Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 1996.
Bố cục 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến "triết lí sống cao đẹp của nhân dân Việt Nam"): Giới thiệu về bài ca dao và nêu vấn đề cần bàn luận.
- Phần 2 (tiếp theo đến "nhưng vẫn chảy thông, chảy mạnh"): Phân tích những nét đặc sắc về mặt nội dung, nghệ thuật của bài ca dao.
- Phần 3 (còn lại): Bàn luận về ý nghĩa, triết lí sống mà nhân dân đã gửi gắm thông qua hình ảnh bông hoa sen trong bài ca dao.
- Tác giả bàn luận về vẻ đẹp của hoa sen được thể hiện trong bài ca dao và những triết lí cao đẹp mà nhân dân gửi gắm.
- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
- Thể loại: văn bản nghị luận, bàn luận về một tác phẩm văn học.
- Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen và bàn luận về tầng ý nghĩa biểu tượng qua bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen".
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc.
- Cách sắp xếp dẫn chứng, lí lẽ logic, rõ ràng, thuyết phục.
1. Vấn đề cần bàn luận: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen".
a. Ý kiến lớn 1: Vẻ đẹp hoa sen được miêu tả một cách khéo léo tài tình:
* Ý kiến nhỏ 1.1: "Câu thứ nhất khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp của cây sen trong đầm."
- Lí lẽ: "Khẳng định và đề cao [...] Vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bày sự khẳng định dưới hình thức nghi vấn để cho người đọc được suy nghĩ tự do".
- Dẫn chứng: "Trạng ngữ "trong đầm" đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho nó trở thành tương đối và có tính thuyết phục".
* Ý kiến nhỏ 1.2: "Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong sen để chứng minh cho câu thứ nhất.".
- Lí lẽ: "quan sát từ bên ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí", "có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen", "nói lên sự liên kết chặt chẽ giữa hoa và nhị".
- Dẫn chứng: phân tích các từ "lá xanh", "bông trắng", "nhị vàng", "lại", "chen".
* Ý kiến nhỏ 1.3: "Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài, đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết".
- Lí lẽ: "...tất cả sự chuyển đổi ấy đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên, khiến cho bài ca dao [...] chảy thông, chảy mạnh.".
- Dẫn chứng: "[...] có sự chuyển vần và thay đổi trật tự các từ ngữ, hình ảnh (giữa câu hai và câu ba)".
b. Ý kiến lớn 2: Qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian gửi gắm những triết lí sống sâu sắc thể hiện rõ ở câu thứ tư:
- Lí lẽ:
+ "Phần nhiều đều chuyển ngay [...] nhân sinh trong đó.".
+ "Hình ảnh bông sen tượng trưng cho cách sống [...] thanh cao, trong sạch.".
- Bằng chứng: "Và thế là sen hóa thành người, bùn trong [...] hình ảnh tượng trưng".
--------------------------HẾT-------------------------
Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen thật đẹp và ý nghĩa phải không các em? Các em có thể đọc bài văn mẫu lớp 7 khác có liên quan:
- Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
- Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen