- Tên khai sinh: Nguyễn Tường Vinh.
- Ông sáng tác ở nhiều thể loại nhưng thành công nhất vẫn là truyện ngắn.
- Truyện ngắn của ông luôn giàu cảm xúc, lời văn mộc mạc, giản dị và đậm chất thơ.
- Tác phẩm của ông thường ẩn chứa tình yêu thương với con người, thiên nhiên và cuộc sống.
- Các tập truyện ngắn tiêu biểu: "Nắng trong vườn", "Sợi tóc",...
- Thể loại: truyện ngắn.
- Phương thức biểu đạt của tác phẩm "Gió lạnh đầu mùa": tự sự.
Vào một sáng, Sơn vừa tỉnh giấc thì phát hiện trời đã chuyển lạnh. Sau khi mặc xong quần áo ấm, Sơn cùng chị Lan ra chợ chơi với mấy đứa trẻ ở đó. Đến nơi, lũ trẻ nghèo không ai dám đến gần hai chị em mà chỉ dám đứng từ xa nhìn lại. Tuy vậy, Sơn và chị vẫn chơi cùng lũ trẻ. Chị Lan còn tinh mắt phát hiện ra bé Hiên đứng dựa mình vào cái cột gần đấy. Thấy con bé ăn mặc phong phanh, rách nát quá, Sơn bàn với chị về nhà, mang cho nó chiếc áo bông cũ. Cuối cùng, người em họ mách lẻo chuyện này với vú già. Sơn lo sợ sẽ bị mẹ trách phạt nên quyết định đi tìm Hiên để lấy lại áo. Khi hai chị em trở về nhà thì đã thấy mẹ Hiên ngồi nói chuyện cùng mẹ mình. Mẹ Hiên mang chiếc áo tới trả tận tay. Mẹ Sơn thấu hiểu hoàn cảnh gia đình nghèo khó nên đã cho mượn năm hào để may áo.
- Bố cục văn bản "Gió lạnh đầu mùa": gồm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến "rơm rớm nước mắt": khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn trong buổi sáng mùa đông.
+ Phần 2: Tiếp theo đến "thấy ấm áp vui vui": Hai chị em Sơn chơi cùng lũ trẻ gần chợ và chia sẻ áo ấm với bé Hiên.
+ Phần 3: còn lại: Tâm trạng lo lắng của Sơn và việc mẹ Hiên đem áo tới trả.
- Truyện "Gió lạnh đầu mùa" đã phác họa chân thực tình yêu thương, lòng nhân ái mà con người dành cho nhau trong tình cảnh khó khăn, nghèo khổ.
- Truyện cũng cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng của tác giả Thạch Lam tới những tâm hồn trẻ thơ bé bỏng, non nớt.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua: ngoại hình, hành động, lời nói.
- Sử dụng từ ngữ bình dị, mộc mạc.
- Xây dựng các hình ảnh gần gũi, quen thuộc.
* Được sống trong tình yêu thương của gia đình:
- Buổi sáng thức dậy đã gọi chị Lan.
- Mẹ chọn áo, mặc cho Sơn bộ đồ ấm áp, vuốt phẳng phiu các tà áo.
* Sơn là cậu bé giàu tình cảm, nhân hậu, biết quan tâm tới mọi người xung quanh:
- Khi nghe mẹ nhắc tới em Duyên: cảm thấy nhớ em, cảm động và thương em.
- Khi thấy bé Hiên ăn mặc rách rưới, phong phanh giữa trời đông giá lạnh: Sơn động lòng thương cảm, mang áo bông cũ cho Hiên.
* Sơn còn là cậu bé hòa đồng, thân thiện:
- Không tỏ ra kiêu kì, ngạo mạn như những người em họ, vui chơi thân thiết với mấy đứa trẻ nghèo.
* Sơn là đứa trẻ có tâm hồn trẻ thơ trong trẻo, non nớt:
- Muốn giúp đỡ Hiên nhưng lo sợ mẹ trách phạt nên đã đi tìm Hiên để đòi lại áo.
=> Sơn là cậu bé có tấm lòng nhân ái, biết chia sẻ yêu thương tới mọi người xung quanh.
a. Nhân vật chị Lan:
- Yêu thương em trai.
- Thân thiện với mọi người: không tỏ ra kiêu căng, chơi đùa thân thiết với lũ trẻ nghèo.
- Luôn yêu thương, quan tâm tới những người bên cạnh:
+ Thấy bé Hiên đứng một mình dựa vào cột, Lan đã vẫy tay gọi bé tới gần mình.
+ Chạy về nhà lấy áo bông cũ cho Hiên.
b. Nhân vật Hiên và những đứa trẻ nghèo
- Hoàn cảnh gia đình: nghèo khó, sống trong dãy nhà lá của người nghèo.
- Ngoại hình:
+ Mặc những bộ quần áo thường ngày, đã vá nhiều chỗ -> phong phanh, rách nát.
+ Môi tím lại, da thịt thâm đi.
- Tính cách: ngây thơ, thuần khiết:
+ Vui mừng khi thấy Sơn và chị Lan nhưng không dám tiến gần vì biết rõ hoàn cảnh nghèo khó của bản thân.
+ Ngưỡng mộ bộ quần áo ấm áp của Sơn.
c. Mẹ Hiên
- Hoàn cảnh: nghèo khổ, cơ cực, làm nghề mò cua bắt ốc.
- Tính cách: chất phác, hiền hậu:
+ Giải thích cho mẹ Sơn đầu đuôi mọi chuyện về chiếc áo.
+ Tận tay trả lại áo cho mẹ Sơn.
-> Là người thật thà, sống trong hoàn cảnh nghèo khổ nhưng không đánh mất phẩm giá của mình.
d. Mẹ Sơn:
- Yêu thương con cái:
+ Mặc cho Sơn những chiếc áo ấm áp.
+ Rơm rớm nước mắt, xúc động khi nghĩ về bé Duyên.
+ Không trách phạt, đánh mắng hai chị em về chuyện mang áo cho Hiên, nhẹ nhàng âu yếm, vỗ về hai con vào lòng.
- Thương yêu, quan tâm mọi người xung quanh:
+ Hỏi thăm tình hình nhà bé Hiên.
+ Cho mẹ Hiên mượn năm hào để may áo mới.
* Nghĩa tả thực: sự lạnh lẽo của cơn gió đầu đông:
- Thời gian: buổi sáng mùa đông.
- Trời nổi gió bấc, mang đến cái lạnh rét buốt.
- Trời u ám một màu trắng đục.
- Ngoài chợ, mấy cái quán chơ vơ, đầy rác bẩn với lá cây.
* Mượn cái lạnh đầu đông "gió lạnh đầu mùa", nhà văn đã mang đến cho người đọc những rung động sâu sắc về tình người:
- Sự ấm áp, yêu thương của các thành viên trong gia đình.
- Tình thương yêu, lòng nhân ái với những hoàn cảnh bất hạnh ngoài xã hội.
-> Trong cái buốt lạnh của trời đông, con người vẫn luôn dành cho nhau sự quan tâm, chăm sóc, "thương người như thể thương thân".
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Qua truyện ngắn, ta thấy được tấm lòng nhân ái, giàu tình thương của nhà văn Thạch Lam với những số phận bất hạnh. Để có những chuẩn bị tốt nhất cho tiết học sắp tới, mời em tham khảo thêm các nội dung, văn mẫu lớp 6 sau:
- Tóm tắt Gió lạnh đầu mùa
- Phân tích bài thơ Con chào mào