Khi muốn chỉ hành động nhấc cao chân rồi nện mạnh xuống một bề mặt, đồ vật gì đó, người ta hay thường dùng từ giậm chân. Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng, từ "dẫm chân", "dậm chân" mới đúng ngữ nghĩa. Vậy giậm chân hay dậm chân, đâulà từ đúng?
Là từ ghép tạo nên bởi 2 từ đơn "giậm" và từ "chân", "giậm chân" là động từ thể hiện hành động nhấc cao chân và nện mạnh chân xuống, tỏ ý giận giữ, nuối tiếc điều gì đó.
Ở một số địa phương, từ "giậm chân" còn được nói lái, thay thế bằng từ "giẫm chân" và thể hiện ý nghĩa tương tự.
Ví dụ:
- Cô ấy đang ngồi giậm chân thình thịch
- Anh ấy giậm chân kêu trời vì tiếc nuối
- Cả lớp tập bài thể dục giậm chân tại chỗ
Dựa theo cuốn từ điển tiếng Việt của Hồ Ngọc Đức, từ "dậm chân"cũng có ý nghĩa tương tự như từ "Giậm chân". Giữa 2 từ không có quy định, phân biệt rõ ràng nên bạn có thể sử dụng bất cứ từ nào mình muốn.
Trong tiếng Việt, những từ này được là hiện tượng lưỡng khả của từ.
Với những lý giải ở trên, có thể khẳng định, "dậm chân" và "giậm chân" đều là từ đúng chính tả. Tuy nhiên, xét về mức độ phổ biến, từ "giậm chân" được sử dụng rộng rãi hơn trong cộng đồng.
Đặc biệt, cách dùng này cũng đúng với các cụm từ đồng nghĩa với từ "giậm chân" và dễ gây nhầm lẫn như:
- Dẫm chân hay giẫm chân: Dùng lực ở chân tác động lên một bề mặt, vật.
- Giẫm đạp hay dẫm đạp: Chỉ hành động dùng chân giẫm, đạp mạnh vào một cái gì đó. Ở phương diện nghĩa bóng, dẫm đạp tức là dùng lời nói, hành động gây tổn thương, giày xéo về thể chất, tinh thần của một ai đó.
Như vậy, Taimienphi.vn đã cung cấp thông tin, giúp bạn nhận biết giậm chân hay dậm chân là đúng chính tả, quy tắc tiếng Việt. Hãy ghi nhớ, áp dụng những kiến thức này để biết cách nói, viết đúng tả khi giao tiếp hàng ngày bạn nhé.
Tương tự như dậm chân hay giậm chân, viết giấu diếm hay dấu diếm mới đúng cũng là băn khoăn của rất nhiều người. Nếu cũng băn khoăn với câu hỏi này, bạn có thể bấm vào link bài viết để tìm hiểu chi tiết.