Giải Toán lớp 7 trang 72 tập 2 sách Chân Trời Sáng Tạo

Các tài liệu học tốt Toán 7 hay khác:
- Giải Toán lớp 7 sách Chân trời sáng tạo
- Giải toán lớp 7 trang 115 tập 2 sách Cánh Diều - Bài 12. Tính chất ba đường trung trực của tam giác
- Giải Toán lớp 7 trang 81 tập 2 sách Kết Nối Tri Thức - Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác


Giải Toán lớp 7 trang 72 SGK tập 2, sách Chân trời sáng tạo
Tính chất ba đường trung trực của tam giác

 

1. Giải Bài 1 Trang 72 SGK Toán Lớp 7

Đề bài: Vẽ ba tam giác nhọn, vuông, tù.
a) Xác định điểm O cách đều ba đỉnh của mỗi tam giác.
b) Nêu nhận xét của em về vị trí của điểm O trong mỗi trường hợp.
Hướng dẫn giải:
Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.
Đáp án:
a)
b)
Nếu tam giác là tam giác cân thì điểm O là trung điểm của cạnh huyền.
Nếu tam giác là tam giác nhọn thì điểm O nằm trong tam giác.
Nếu tam giác là tam giác tù thì điểm O nằm ngoài tam giác.

2. Giải Bài 2 Trang 72 SGK Toán Lớp 7

Đề bài: Cho tam giác nhọn ABC. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CA và cho O là điểm cách đều ba đỉnh của tam giác ABC. Chứng minh rằng MO vuông góc với AB, NO vuông góc với BC và PO vuông góc với AC.
Hướng dẫn giải:
Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.
Đáp án:
Vì O là điểm cách đều ba đỉnh của tam giác nên O là giao của ba đường trung trực.
Vì M, N, P lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CA nên OM, ON, OP lần lượt là trung trực của các đoạn thẳng AB, BC, AC.
Do đó, MO vuông góc với AB, NO vuông góc với BC và PO vuông góc với AC.

3. Giải Bài 3 Trang 72 SGK Toán Lớp 7

Đề bài: Người ta muốn phục chế lại một đĩa cổ hình tròn bị vỡ chỉ còn lại một mảnh (Hình 6). Làm thế nào để xác định được bán kính của đĩa cổ này?
Hướng dẫn giải:
Dựa vào tính chất ba đường trung trực của tam giác để tìm tâm và bán kính của chiếc đĩa.
Đáp án:
Trên đường viền ngoài là đường tròn còn lại của chiếc đĩa ta đánh dấu ba điểm tùy ý A, B, C.
Muốn xác định được bán kính của chiếc đĩa, trước hết ta phải xác định tâm của nó bằng cách vẽ đường trung trực của hai đoạn thẳng AB và BC chúng cắt nhau tại O. Điểm O chính là tâm và OA, OB, OC là bán kính của đường tròn.
Khi đó, độ dài đoạn thẳng OA chính là bán kính của chiếc đĩa.

Trên đây là hướng dẫn Giải toán lớp 7 trang 72 tập 2, các em học sinh tham khảo trước Giải toán lớp 7 trang 75, 76 tập 2 và ôn lại Giải toán lớp 7 trang 70 tập 2 để chắc kiến thức nhé.
- Giải Toán lớp 7 trang 75, 76 tập 2 sách Chân Trời Sáng Tạo - Bài 7: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
- Giải Toán lớp 7 trang 70 tập 2 sách Chân Trời Sáng Tạo - Bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng

Giải Toán lớp 7 trang 72 tập 2 sách Chân Trời Sáng Tạo hướng dẫn giải bài tập 1, 2, 3 của bài Tính chất ba đường trung trực của tam giác. Các em cùng tham khảo để giải bài tập về nhà trong SGK dễ dàng, nắm chắc phương pháp giải, từ đó có thể nâng cao kết quả khi gặp bài này trong bài thi, bài kiểm tra.
Giải Toán lớp 7 trang 75 tập 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
Giải Toán lớp 7 trang 38 tập 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
Giải Toán lớp 7 trang 33, 34 tập 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
Giải Toán lớp 7 trang 45 tập 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
Giải Toán lớp 7 trang 49, 50 tập 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
Giải Toán lớp 7 trang 42 tập 1 sách Chân Trời Sáng Tạo

ĐỌC NHIỀU