Giải toán lớp 7 trang 108 tập 1 sách Cánh Diều

Tham khảo nhiều tài liệu học tốt Toán 7
- Giải Toán lớp 7 sách Cánh Diều
- Giải Toán lớp 7 trang 87 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức - Bài tập cuối chương 4
- Giải Toán lớp 7 trang 86, 87 tập 1 sách Chân Trời Sáng Tạo - Bài tập cuối chương 4


Giải toán lớp 7 trang 108 tập 1 sách Cánh Diều

Bài tập ôn tập chương IV


1. Giải Bài 1 Trang 108 SGK Toán Lớp 7

Đề bài: a) Cho một ví dụ về hai góc kề nhau, hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh.
b) Thế nào là tia phân giác của một góc?
c) Cho một ví dụ về hai góc đồng vị, hai góc so le trong.
d) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị có bằng nhau không? Hai góc so le trong có bằng nhau hay không?
e) Phát biểu tiên đề Euclid về đường thẳng song song.
Hướng dẫn giải:
+ Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.
+ 2 góc có đỉnh chung, có một cạnh chung, hai cạnh còn lại nằm về hai phía của đường thẳng chứa cạnh chung đó là hai góc kề nhau.
+ 2 góc có tổng số đo là 180 độ là 2 góc bù nhau.
+ 2 góc kề bù nếu chúng vừa kề nhau, vừa bù nhau.
+ Tia phân giác của một góc là tia nằm trong góc và tạo với hai cạnh của góc đó hai góc bằng nhau.
+ 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng song song tạo ra các cặp góc so le trong bằng nhau, đồng vị bằng nhau.
+ Tiên đề Euclid về đường thẳng song song.
Đáp án:
a)
Góc xOy và góc yOz trong hình dưới đây là hai góc kề nhau.
Góc mOp và góc pOn là hai góc kề bù.
Góc A1 và góc A3 là hai góc đối đỉnh.
b) Tia phân giác của một góc là tia nằm trong góc và tạo với hai cạnh của góc đó hai góc bằng nhau.
c)
Đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b, tạo ra: Góc A1 và B1 là cặp góc so le trong; Góc A2 và B1 là cặp góc đồng vị.
d) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị bằng nhau; hai góc so le trong bằng nhau (Tính chất 2 đường thẳng song song).
e) Tiên đề Euclide về đường thẳng song song: Qua 1 điểm nằm ngoài đường thẳng, có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho.


2. Giải Bài 2 Trang 108 SGK Toán Lớp 7

Đề bài: a) Hai góc có tổng số đo bằng 180o có phải là hai góc kề bù hay không?
b) Hai góc bằng nhau và có chung đỉnh có phải là hai góc đối đỉnh hay không?
Hướng dẫn giải:
Chỉ ra một ví dụ chứng tỏ khẳng định sai.
Đáp án:
a) Hai góc có tổng số đo bằng 180o không phải là hai góc kề bù, vì 2 góc kề bù phải là 2 góc kề nhau và có tổng số đo bằng 180o chẳng hạn:
Góc xOy và góc xOz có tổng số đo bằng 180o nhưng không phải là hai góc kề bù, vì chúng không kề nhau.
b) Hai góc bằng nhau và có chung đỉnh không phải là hai góc đối đỉnh, chẳng hạn:
Góc mAq và nAp bằng nhau và có chung đỉnh nhưng không phải là hai góc đối đỉnh.


3. Giải Bài 3 Trang 108 SGK Toán Lớp 7

Đề bài: Tìm cặp đường thẳng song song trong mỗi hình 53a, 53b, 53c, 53d và giải thích vì sao?
Hướng dẫn giải:
+ Sử dụng dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song: Nếu một đường thẳng cắt 2 đường thẳng tạo ra một cặp góc so le trong hoặc cặp góc đồng vị bằng nhau thì 2 đường thẳng đó song song.
+ 2 góc kề bù có tổng số đo là 180 độ.
Đáp án:
a)
c)
d)


4. Giải Bài 4 Trang 108 SGK Toán Lớp 7

Hướng dẫn giải:
+ 2 đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba thì thì song song với nhau.
+ Sử dụng tính chất 2 đường thẳng song song: Nếu một đường thẳng cắt 2 đường thẳng song song thì 2 góc so le trong bằng nhau, 2 góc đồng vị bằng nhau.
Đáp án:
a) Vì AE ⊥ AB; AE ⊥ ED nên AB // ED (2 đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau).
Mà Cx // AB (giả thiết)
⇒ Cx // ED (2 đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba thì thì song song với nhau).
 

5. Giải Bài 5 Trang 108 SGK Toán Lớp 7

Đề bài: Quan sát Hình 55, trong đó mq // xt.
a) Kể tên các cặp góc đồng vị bằng nhau.
b) Tìm số đo của góc BAC và góc CDE.
Hướng dẫn giải:
+ 2 đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba thì thì song song với nhau.
+ Sử dụng tính chất 2 đường thẳng song song: Nếu một đường thẳng cắt 2 đường thẳng song song thì 2 góc so le trong bằng nhau, 2 góc đồng vị bằng nhau.
Đáp án:
a) Các cặp góc đồng vị bằng nhau là: góc mAn và xEn; góc mAz và xEz; góc nAq và nEt; góc qAz và tEz; góc pBq và pDt; góc qBy và tDy; góc mBy và xDy; góc pBm và pDx.
c)
Bạn Nam nói đúng vì:

Trên đây đã hướng dẫn giải bài Bài tập ôn tập chương IV, các em có thể tham khảo trước Bài 1: Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu và Bài 2: Phân tích và xử lý dữ liệu để chuẩn bị kiến thức bài học tốt nhất.
- Giải Toán 7 trang 7, 8 Tập 2 Cánh Diều - Bài 1: Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu
- Giải Toán 7 trang 12, 13 Tập 2 Cánh Diều - Bài 2: Phân tích và xử lí dữ liệu

Với tài liệu Giải toán lớp 7 trang 108 tập 1 sách Cánh Diều hướng dẫn giải chi tiết bài tập của Bài học Bài tập ôn tập chương IV, các em tham khảo, dễ dàng giải mọi bài tập cũng như củng cố được kiến thức đã học trong chương IV.
Giải toán lớp 4 trang 108, 109, 110 sách Cánh Diều tập 1, Biểu thức có chứa chữ
Giải toán lớp 7 trang 30, 31 tập 1 sách Cánh Diều
Giải toán lớp 7 trang 104 tập 1 sách Cánh Diều
Giải toán lớp 7 trang 107 tập 1 sách Cánh Diều
Giải toán lớp 7 trang 35 tập 1 sách Cánh Diều
Giải toán lớp 7 trang 51 tập 1 sách Cánh Diều

ĐỌC NHIỀU