Đề bài:
Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?
Phương pháp giải:
Dấu hiệu cơ bản để nhận biết hình bình hành:
- Tứ giác có các cặp cạnh đối diện song song
- Tứ giác có các cặp cạnh đối bằng nhau
- Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau.
Đáp án:
Hình 1, hình 2, hình 5 là hình bình hành.
(Hình 3, hình 4 không phải là hình bình hành vì có một cặp cạnh đối diện không song song).
Đề bài:
Cho biết trong hình tứ giác ABCD:
AB và CD là hai cạnh đối diện.
AD và BC là hai cạnh đối diện
Hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ, trong hai hình đó hình nào có cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau?
Phương pháp giải:
* Dấu hiệu cơ bản để nhận biết hình bình hành:
- Tứ giác có các cặp cạnh đối diện song song
- Tứ giác có các cặp cạnh đối bằng nhau
- Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau.
* Muốn biết hình nào có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau, các em sử dụng thước thẳng để đo và kiểm tra.
Đáp án:
Trong hai hình đã cho, hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Đề bài:
Vẽ thêm hai đoạn thẳng để được một hình bình hành:
Phương pháp giải:
Các em sử dụng thước thẳng để đo các cạnh đối sao cho chúng có độ dài bằng nhau và cần vẽ hai đoạn thẳng song song với nhau.
Đáp án:
Học sinh vẽ như sau:
-------------- HẾT ----------------
Trên đây là phần giải toán lớp 4 trang 102,103 trong mục giải bài tập toán lớp 4. Ngoài ra, các em học sinh có thể xem lại phần Giải toán lớp 4 trang 100,101 đã được giải trước đó hoặc xem trước phần Giải toán lớp 4 trang 104 để hiểu thêm về cách tính diện tích hình bình hành, cách tính diện tích và cách làm bài tập cụ thể nhé!