Giải thích câu tục ngữ Mãnh hổ nan địch quần hồ

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ Mãnh hổ nan địch quần hồ

Giải thích câu tục ngữ Mãnh hổ nan địch quần hồ
 

I. Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Mãnh hổ nan địch quần hồ


1. Mở bài

Giới thiệu về câu tục ngữ: " Mãnh hổ nan địch quần hồ"

2. Thân bài
a. Cắt nghĩa câu tục ngữ
- Nghĩa đen:
+ Mãnh hổ: Con hổ lớn hung dữ
+ Nan địch: Khó khăn, gian nan khi phải vật lộn đấu tranh với một cái gì đó
+ Quần hồ: Một đàn chồn
- Nghĩa bóng: Tinh thần, sự đoàn kết của con người...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Mãnh hổ nan địch quần hồ tại đây

 

II. Bài văn mẫu Giải thích câu tục ngữ Mãnh hổ nan địch quần hồ

Dân tộc Việt đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, trong chặng đường lịch sử gian khổ ấy quân và dân ta đã đồng lòng đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của dân tộc. Tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau tạo nên sức mạnh to lớn ấy được đúc kết trong câu tục ngữ: " Mãnh hổ nan địch quần hồ".

"Mãnh hổ" là con hổ lớn và hung dữ, nó mang trong mình sức mạnh to lớn và hoang dã, sự ngông cuồng hung hăng có thể giết chết bất kì con vật nào xâm phạm đến lãnh thổ hay con mồi của nó. Mãnh hổ đại diện cho sức mạnh to lớn, cho cái ác, cái xấu xa vẫn đang xảy ra ngoài kia. Và đối chọi, đương đầu với con quái thú đó chính là " nan địch". Đó là sự khó khăn, trắc trở khi phải đương đầu với khó khăn, thử thách, chiến đấu với con dã thú hung tàn. Tiếp đến "quần hồ" ý chỉ một bầy chồn. Như vậy với lớp nghĩa đen đầu tiên của câu tục ngữ ta có thể hiểu rằng sức mạnh hung ác, hoang tàn của con hổ dữ cũng không thể địch lại nổi sức mạnh từ một đàn chồn. Mỗi con chồn là một cá nhân nhỏ bé và yếu ớt thế nhưng khi chúng tập hợp thành một đàn lại có sức mạnh vô biên, sức mạnh ấy đè bẹp cả con ác thú hoang tàn.

Mỗi câu tục ngữ thường ẩn chứa những thông điệp, những bài học kinh nghiệm xương máu mà cha ông ta để lại bởi vậy để hiểu một câu tục ngữ không đơn giản là hiểu lớp nghĩa nổi bên trên mà phải hiểu cái ẩn sâu trong nó, đó là thông điệp về sức mạnh của sự đoàn kết, khi con người ta đồng lòng thì có thể vượt qua tất cả, đạp đổ mọi thử thách, những trở ngại đang rình rập phía trước.

Điều này được thể hiện rất rõ qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc. Chẳng phải là nhờ sự đồng lòng, đoàn kết mà dân tộc ta đã tìm lại độc lập, đánh bại kẻ thù từ thưở sơ khai. Trải qua các cuộc đấu tranh, có mất mát, đau thương thế nhưng không gì có thể khiến con người ta chùn bước. Người này nối tiếp người kia viết lên trang sử hào hùng của dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại kính yêu đã từng nói:

"Dân ta nhớ một chữ đồng :
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh."

Đó chẳng phải là Người đang nhắc nhở chúng ta về sức mạnh của tinh thần đoàn kết, chỉ cần có sự đoàn kết con người có thể vượt qua tất cả, bức phá giới hạn của bản thân. Đoàn kết không những gia tăng sức mạnh của con người mà đó còn thể hiện tinh thần tương thân tương ái của dân tộc. Họ dìu dắt nhau, một lòng một dạ, tinh thần ấy đã nhấn chìm bè lũ cướp nước và đập tan âm mưu xâm lược của chúng.

Từ xưa đến nay có ai dám bảo sức mạnh của con người có thể vượt qua sức mạnh của máy móc, thiết bị hiện đại. Con người dù sao cũng chỉ là một sinh mạng nhỏ bé, người bằng da bằng thịt và không thể địch nổi sắt thép bom đạn. Thế nhưng chúng ta đã làm được đấy thôi. Đó là thành công vang dội của dân tộc khi đẩy lùi được đế quốc Mỹ hùng mạnh nhất lúc bấy giờ, họ có trang thiết bị, máy móc hiện đại thế nhưng sau cùng vẫn bại trận bởi tinh thần đoàn kết, quyết tâm và sự đồng lòng của dân tộc. Nhờ có sự đồng lòng ấy mà những cuộc đấu tranh của chúng ta được gọi là chiến tranh nhân dân, già trẻ, lớn nhỏ ai cũng phải tham gia đánh giặc cứu nước, giặc còn đến là còn đánh.

Đoàn kết là truyền thống cao đẹp của dân tộc và nó được truyền lại cho thế hệ mai sau qua những câu ca dao, tục ngữ, những bài học đầu đời qua lời mẹ ru. Đó là câu ca dao:

" Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết."

Đúng vậy không đồng lòng, không chung tay chống lại kẻ thù, cùng nhau xây dựng tổ quốc thì làm sao mà tồn tại được. Con người chỉ là những cá thể nhỏ bé và trong cuộc sống luôn có những hiểm họa rình rập, nó có thể là sự hiện diện của những loài dã thú hung ác, những âm mưu quỷ quyệt của kẻ thù, không cảnh giác, không đồng lòng thì làm sao chống chọi được.

Và đó cũng là thông điệp được đúc kết lại trong câu tục ngữ: " Mãnh hổ nan địch quần hồ". Nó nhắc nhở mỗi chúng ta phải sống đoàn kết, nêu cao vai trò và tầm quan trọng của tập thể, không cá nhân nào có thể sống tách rời tập thể, tự cô lập, tự tách mình ra khỏi mọi người sẽ không thể phát triển, tồn tại được. Để làm được điều ấy thì mỗi người cần tu dưỡng, rèn luyện bản thân, dẹp đi thói ích kỷ, tư lợi. Có vậy mới hòa nhập được với cộng đồng, mới thể hiện tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh vô biên của dân tộc.

-------------------------HẾT------------------------

Ca dao, tục ngữ là kết tinh của sáng tạo và những bài học được ông cha ta đúc rút từ cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất. Bên cạnh Giải thích câu tục ngữ Mãnh hổ nan địch quần hồ, để khám phá thêm nhiều câu tục ngữ hay khác, các em có thể tham khảo thêm: Giải thích câu Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng, Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách, Giải thích câu tục ngữ An cư lạc nghiệp, Giải thích câu tục ngữ Lời nói gói vàng.

Nếu em vẫn chưa biết làm thế nào để hoàn thành bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ Mãnh hổ nan địch quần hồ, vậy em có thể tham khảo bài viết mẫu dưới đây của chúng tôi để chủ động hoàn thiện bài viết của mình cho đầy đủ hơn.
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng
Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách
Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Giải thích câu tục ngữ: Vụng chèo khéo chống
Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công

ĐỌC NHIỀU