Đề bài: Số ?
a) 1 m = .?. dm 1 km = .?. m
= .?. cm 1 dm = .?. cm
= .?. mm 1 cm = .?. mm
b) 1 kg = .?. g
1 l = .?. ml
c) 1 năm = .?. tháng Các tháng có 31 ngày là tháng .?.
1 tuần = .?. ngày Các tháng có 30 ngày là tháng .?.
1 ngày = .?.giờ Tháng có 28 hay 29 ngày là tháng .?.
1 giờ = .?. phút
Hướng dẫn giải: Nhớ lại các kiến thức đã học về đơn vị đo độ dài, khối lượng, mi-li-lít, tháng - năm,...để điền số thích hợp vào chỗ trống.
Đáp án:
a) 1 m = 10 dm 1 km = 1 000 m
= 100 cm 1 dm = 10 cm
= 1 000 mm 1 cm = 100 mm
b) 1 kg = 1 000 g
1 l = 1 000 ml
c) 1 năm = 12 tháng Các tháng có 31 ngày là tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12
1 tuần = 7 ngày Các tháng có 30 ngày là tháng 4, 6, 9, 11.
1 ngày = 24 giờ Tháng có 28 hay 29 ngày là tháng 2.
1 giờ = 60 phút
Đề bài: Chọn ý trả lời đúng.
Hướng dẫn giải:
Áp dụng các kiến thức:
1 m = 100 cm
1 kg = 1 000 g
1 ngày có 24 giờ.
Đáp án:
Đề bài: Câu nào đúng, câu nào sai?
a) 18 cm2 đọc là mười tám xăng-ti-mét hai.
b) Trong bình của Mai có 450 ml nước, bình của Hiệp có 650 ml nước. Cả hai bình có 1 l nước.
c) Cả lớp cùng ăn cơm trưa lúc 10 giờ 40 phút.
Trân ăn xong lúc 10 giờ 55 phút, Ngọc ăn xong lúc 11 giờ 5 phút. Trân ăn cơm xong trước Ngọc 10 phút.
Hướng dẫn giải:
a) Dựa vào cách đọc đơn vị "cm2" để trả lời câu hỏi.
b) Tính tổng số nước trong bình của hai bạn, so sánh với 1 l rồi kết luận.
c) Xác định khoảng thời gian từ lúc Trân ăn xong đến lúc Ngọc Ăn xong, so sánh với 10 phút rồi kết luận.
Đáp án:
a) Sai. 18 cm2 đọc là mười tám xăng-ti-mét vuông.
b) Sai (vì 450 ml + 650 ml = 1 100 ml; 1 l = 1 000 ml).
c) Đúng (vì từ 10 giờ 55 phút đến 11 giờ 5 phút là 10 phút. Do đó, Trân ăn cơm xong trước Ngọc 10 phút.)
Đề bài: Câu nào đúng, câu nào sai?
a) Trung điểm của đoạn thẳng có thể không nằm trên đoạn thẳng đó.
b) Trong một hình tròn, độ dài đường kính bằng một nửa độ dài bán kính.
c) Tổng của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật bằng một nửa chu vi hình chữ nhật đó.
d) Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh dài bằng nhau.
Hướng dẫn giải: Em nhớ lại các kiến thức đã học về trung điểm đoạn thẳng, hình tròn, chu vi hình chữ nhật và đặc điểm của hình vuông để xác định tính đúng sai của mỗi câu.
Đáp án:
a) Sai (Trung điểm của đoạn thẳng phải nằm trên đoạn thẳng đó.)
b) Sai (trong một hình tròn, độ dài bán kính bằng một nửa độ dài đường kính.)
c) Đúng.
d) Đúng.
Đề bài: Hình nào trong các hình màu xanh ghép với hình màu đỏ thì được một hình chữ nhật?
Hướng dẫn giải: Quan sát hình vẽ, dựa vào đặc điểm của hình chữ nhật để tìm hình còn thiếu.
Đáp án:
Vì hình chữ nhật có hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau nên tam giác cần tìm phải có 1 cạnh dài bằng 3 ô vuông, 1 cạnh dài bằng 2 ô vuông.
Do đó, hình C ghép với hình màu đỏ thì được một hình chữ nhật.
Đề bài: Hình nào trong các hình màu xanh ghép với hình màu vàng thì được một khối lập phương?
Hướng dẫn giải: Quan sát hình vẽ, dựa vào đặc điểm của khối lập phương để tìm hình còn thiếu.
Đáp án:
Hình B ghép hình màu vàng thì được một khối lập phương.
Đề bài: Nói theo mẫu.
Hướng dẫn giải: Quan sát giờ chỉ trên mỗi đồng hồ, so sánh với đồng hồ đúng giờ để nói theo mẫu.
Đáp án:
Đề bài: Đọc nhiệt độ.
Đây là nhiệt độ buổi trưa và buổi đêm trong một ngày tại một đại phương. Nhiệt độ nào là của buổi trưa?
Hướng dẫn giải:
Buổi trưa nhiệt độ sẽ cao hơn buổi đêm.
Đọc số chỉ nhiệt độ ở hai nhiệt kế, so sánh và trả lời câu hỏi.
Đáp án:
Nhiệt kế bên phải chỉ 29 oC, nhiệt kế bên trái chỉ 36 oC. Vậy nhiệt độ 36 oC là của buổi trưa.
Thử thách
Đề bài: Số?
Hồng dùng 5 miếng giấy hình vuông cạnh 1 cm xếp thành hình A.
a) Diện tích hình A là: .?. cm2.
b) Chu vi hình A là: .?. cm.
Hướng dẫn giải:
+ Mỗi hình vuông có diện tích 1 cm2. Đếm số hình vuông trong hình A để xác định diện tích hình A.
+ Dựa vào cạnh của hình vuông bằng 1 cm để tính chu vi của hình A.
Đáp án:
Mỗi hình vuông có diện tích 1 cm2. Hình A được ghép bởi 5 hình vuông. Do đó, diện tích của hình A là 5cm2.
Chu vi của hình A là: 10cm.
Vui học
a) Trong bức tranh sau, những vật nào có dạng các hình khối đã học?
b) Khối lập phương, khối hộp chữ nhật, mỗi khối có mất đỉnh, mấy cạnh, mấy mặt?
Hướng dẫn giải:
a) Quan sát bức tranh, xác định các hình khối đã học.
b) Nhớ lại hình dạng của khối lập phương, khối hộp chữ nhật để trả lời câu hỏi.
Đáp án:
a)
b) Khối lập phương, khối hộp chữ nhật, mỗi khối có 8 đỉnh, 12 cạnh, 6 mặt.
Giải bài tập trang 82, 83, 84 SGK Toán 3 Tập 2, sách Chân trời sáng tạo này đã giúp các em có thể làm bài tập 1, 2, 3... bài học Ôn tập hình học và đo lường. Các em có thể làm thêm nhiều bài tập liên quan để củng cố kiến thức hơn.