- Thanh Thảo, tên thật là Hồ Thành Công, sinh năm 1946 tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
- Ông được công chúng biết đến nhiều nhất trong vai trò là một nhà thơ qua những tập thơ và trường ca viết về chiến tranh và thời hậu chiến: "Những người đi tới biển (1977), "Dấu chân qua trảng cỏ" (1978), "Những ngọn sóng mặt trời" (1981), "Khối vuông ru-bích" (1985), "Từ một đến một trăm" (1988),...
- Ông hoạt động rất tích cực trên thi đàn và nhận được nhiều giải thưởng cao quý của Hội Nhà văn và Nhà nước.
1. Xuất xứ:
Văn bản "Gặp lá cơm nếp" được trích trong tập thơ "Dấu chân qua trảng cỏ", Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2015.
2. Tóm tắt Gặp lá cơm nếp:
Bài thơ 'Gặp lá cơm nếp" kể về người con trên đường hành quân bắt gặp là cơm nếp và nhớ về bóng dáng người mẹ nơi quê nhà. Xa nhà đã mấy năm nhưng hương vị của bát xôi mùa gặt luôn in sâu trong tâm trí của người lính. Đối với con, tình yêu dành cho mẹ và đất nước đã thôi thúc con chiến đấu bảo vệ yên bình cho quê hương.
3. Thể thơ Gặp lá cơm nếp:
Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết theo thể thơ năm chữ.
4. Phương thức biểu đạt Gặp lá cơm nếp:
Phương thức biểu đạt chính của bài thơ "Gặp lá cơm nếp" là biểu cảm.
5. Nhan đề Gặp lá cơm nếp:
Nhan đề "Gặp lá cơm nếp" gợi cho người đọc về hoàn cảnh người con bắt gặp lá cơm nếp trên đường hành quân và nhớ đến hình ảnh người mẹ tần tảo nơi quê nhà. Qua đó, người con bày tỏ trực tiếp tình yêu với mẹ và tình yêu quê hương đất nước sâu nặng.
6. Bố cục bài thơ Gặp lá cơm nếp:
- Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" có bố cục 3 phần:
+ Khổ 1: Hoàn cảnh người con bộc lộ tình cảm với mẹ: trên đường hành quân bắt gặp lá cơm nếp.
+ Khổ 2: Hình ảnh của người mẹ hiện lên trong tâm trí của người con.
+ Khổ 3 + 4: Tâm tư, tình cảm của người con đối với mẹ già và đất nước.
7. Giá trị nội dung:
Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" thể hiện tình cảm của người lính dành cho mẹ già và tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng.
8. Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ năm chữ ngắn gọn.
- Cách ngắt nhịp linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/3 .
- Gieo vần chân "bếp" - "nếp", "hương" - "thương".
1. Hoàn cảnh người con bày tỏ tình cảm đối với mẹ:
- "Xa nhà đã mấy năm": thời gian người con đi chiến đấu chưa về.
- Trên đường hành quân xa, người lính gặp lá cơm nếp - loài cây mọc hoang có mùi hương gần giống cơm nếp. Chính hương vị của nó đã gợi cho anh nhớ đến bát xôi có khói bay ngang tầm mắt, với "mùi xôi lạ lùng".
-> Đây là hoàn cảnh đặc biệt mà người lính trải qua trong những năm tháng kháng chiến. Nó cho thấy khả năng quan sát và cảm nhận tinh tế của anh và ý thức trách nhiệm lớn lao đối với gia đình, quê hương, đất nước.
2. Hình ảnh của người mẹ hiện lên trong tâm trí của người con:
- "Mẹ ở đâu chiều nay": câu hỏi của người con tự đặt ra cho bản thân mình.
- "Nhặt lá về đun bếp": hình ảnh người mẹ nghèo tảo tần, chắt chiu, yêu thương các con.
-> Anh hiểu được nỗi vất vả, cơ cực của mẹ nhưng lại không thể đỡ đần, phụ giúp.
- "Phải mẹ thổi cơm nếp/ Mà thơm suốt đường con": Dù xa nhà đã lâu nhưng hương vị của bát xôi mùa gặt do chính mẹ nấu vẫn luôn in sâu trong tâm trí của anh.
3. Tâm tư, tình cảm của người con đối với mẹ và đất nước:
- "Ôi mùi vị quê hương/ Con quên làm sao được": Hương vị của món cơm nếp bình dị, dân dã được anh xem là biểu tượng của quê hương. Cách ngắt nhịp 1/4 ở câu thơ "Ôi mùi vị quê hương" nhấn mạnh vào thán từ "Ôi" để biểu đạt cảm xúc của tác giả dành cho mẹ và quê hương.
- "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương": từ "và" nằm giữa mẹ già, đất nước cho thấy sự đồng đẳng. Tình yêu quê hương đất nước hiện lên chân thật, gần gũi thông qua bóng dáng người mẹ lam lũ, tảo tần.
- "Cây nhỏ rừng Trường Sơn/ Hiểu lòng nên thơm mãi": Hiểu được tấm lòng thơm thảo của người lính, núi rừng cũng tỏa hương thơm.
--------------------------HẾT-------------------------
Bài thơ Gặp lá cơm nếp chắc hẳn khiến các em vô cùng xúc động trước tình cảm của người lính dành cho mẹ phải không nào? Để chuẩn bị cho tiết học sau, em hãy tham khảo thêm bài văn mẫu lớp 7 khác:
- Soạn bài Gặp lá cơm nếp (Thanh Thảo), Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Tóm tắt Gặp lá cơm nếp