Nhân dịp nông trường hoàn thiện ngôi trường mới, người họa sĩ được người làng gửi bức điện mời. Anh không ngần ngại thu xếp công việc quay về làng. Ngoài mục đích tham dự buổi lễ, anh dự định đi dạo và vẽ ít bức tranh kí họa. Ở đó, anh có cơ hội gặp bà viện sĩ An-tư-nai. Sau khi trở về thành phố, anh nhận được bức thư của An-tư-nai kể về câu chuyện của mình với thầy Đuy-sen. Từ lúc đọc thư, anh không thể không suy nghĩ về câu chuyện mà bà đã kể. Chính vì vậy, anh thay mặt An-tư-nai kể với tất cả mọi người.
Vào mùa thu năm ấy, sau khi ngôi trường đã hoàn thiện, người họa sĩ nhận được bức điện mời của bà con trong làng. Anh nhanh chóng thu xếp công việc và trở về trước mấy hôm. Tại đây, anh có cơ hội gặp bà viện sĩ An-tư-nai và nhận được bức thư của bà sau khi đã quay lại thành phố. Bà nhờ anh kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen. Kể từ ngày đọc thư, tâm trí anh trĩu nặng và quyết định thay mặt An-tư-nai kể hết sự việc.
Người họa sĩ nhận được bức điện mời dự buổi khánh thành trường của bà con trong làng vào một ngày cuối thu. Anh lập tức sắp xếp công việc để trở về quê hương. Tại đây, anh có dịp gặp gỡ viện sĩ An-tư-nai. Sau mấy hôm lên thành phố, anh nhận được thư của An-tư-nai. Trong thư, bà kể lại những điều tốt đẹp của thầy Đuy-sen mà trước nay người họa sĩ chưa từng biết. Mang nặng trong lòng ấn tượng về lá thư ấy, anh quyết định thay mặt bà An-tư-nai kể lại câu chuyện về người thầy đầu tiên của làng.
Người họa sĩ mở tung cửa sổ. Lòng dạ anh bồn chồn không yên, cứ đi đi lại lại với những suy nghĩ vẩn vơ về bức vẽ và cảm thấy nó chỉ là một ý đồ. Anh nhất định phải vẽ bức tranh dành cho người thầy đầu tiên của làng nhưng cảm xúc ngập tràn băn khoăn, lo lắng. Anh suy tư rất nhiều về nội dung của bức tranh. Cuối cùng, anh quyết định vẽ một bức tranh giống như tiếng gọi của thầy Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe thấy.
Anh họa sĩ đi đi lại lại và không ngừng suy nghĩ về bức tranh vừa khởi công. Dù đã phác thảo nhiều lần nhưng anh vẫn luôn cảm thấy thấy bức tranh của mình chỉ mới là một ý đồ. Nhiều ý tưởng hiện lên trong tâm trí người họa sĩ, anh nghĩ rằng mình nên vẽ về: hai cây phong của thầy Đuy-sen và An-tư-nai; một đứa bé đi chân không, da rám nắng; cảnh thầy Đuy-sen bế trẻ con qua suối. Hoặc anh sẽ vẽ người thầy tiễn An-tư-nai lên tỉnh. Người họa sĩ mong muốn bức tranh mình vẽ ra giống "tiếng gọi của thầy Đuy sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người".
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Sách Ngữ văn 7 Kết nối tri thức đã đem đến cho các em những bài học ý nghĩa thông qua đoạn trích Người thầy đầu tiên. Việc kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) trong văn bản sẽ giúp em nắm được nội dung của tác phẩm một cách khái quát.
Các em cùng tham khảo nhiều bài văn mẫu lớp 7 khác:
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 phó từ