1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Những lợi ích của việc nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ.
2. Thân đoạn: Liệt kê và phân tích những lợi ích của việc nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ:
- Có được cái nhìn đa chiều về cuộc sống.
- Đưa ra được những giải pháp, quan điểm khách quan để giải quyết vấn đề.
- Rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
- Tránh lối suy nghĩ thiển cận, phiến diện.
3. Kết đoạn: Khẳng định lại những quan điểm đã nêu của bản thân.
* Lưu ý: Thực hiện đúng yêu cầu tiếng Việt: sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt trong đoạn văn.
Trong thế giới đầy biến chuyển này, con người cần rèn luyện cho mình thói quen nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, bao quát. Đây là chìa khóa giúp chúng ta khám phá ra nhiều khía cạnh của sự việc. Việc nhìn nhận từ các góc độ khác nhau sẽ giúp con người đưa ra giải pháp toàn diện và hợp lí nhất để giải quyết vấn đề. Nó không chỉ rèn luyện cho ta tư duy phản biện, sự logic trong lập luận mà còn phát huy tối đa sức sáng tạo của con người. Với cái nhìn bao quát, ta sẽ tránh khỏi những suy luận sai lầm, bỏ đi cái nhìn phiến diện, thiển cận. Gỡ được rào cản đó, con đường đi tới thành công của chúng ta sẽ vô cùng rộng mở.
-> Từ Hán Việt được sử dụng: "toàn diện", "tư duy".
Nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ là cách để con người dễ dàng chinh phục thành công. Việc làm ấy đem đến cho ta cái nhìn tổng quan nhất về mọi thứ. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ dễ dàng đề ra phương hướng, cách thức tối ưu để hành động. Việc nhìn nhận toàn diện không chỉ giúp loại trừ sự phiến diện, thiển cận mà còn mang đến vô số bài học, cơ hội để rèn luyện, phát triển và hoàn thiện bản thân. Giống như trong một phiên tòa xét xử, thẩm phán luôn phải lấy lời khai từ rất nhiều phía thì mới có thể đưa ra phán quyết cuối cùng. Đây chính là cách để vấn đề được giải quyết một cách triệt để, đem lại những giá trị tốt đẹp cho toàn xã hội. Chính vì thế, ta cần không ngừng học tập, rèn luyện, mở rộng tầm nhìn của bản thân. Chỉ có như vậy, con người chúng ta mới trưởng thành một cách toàn diện nhất.
-> Từ Hán Việt được sử dụng: "chinh phục", "thiển cận".
Việc nhìn nhận vấn đề trên nhiều góc độ sẽ mang đến cho ta rất nhiều lợi ích. Đầu tiên, nó sẽ giúp chúng ta có những đánh giá tổng quát, khách quan nhất về cuộc sống. Khi đã có cái nhìn đa chiều, ta dễ dàng đưa ra phương án, biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề. Việc nhìn nhận toàn diện còn giúp ta rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo. Mỗi sự việc diễn ra trong cuộc sống đều ít nhiều có liên kết với nhau. Vậy nên, việc phân tích, giải quyết chúng sẽ đem đến cho ta thêm vô vàn kiến thức, kĩ năng và sự logic. Ngoài ra, cái nhìn đa chiều còn giúp con người tránh được lối suy nghĩ thiển cận, phiến diện. Từ đó, ta cũng có nhận thức rõ ràng và đầy đủ về bản thân.
-> Từ Hán Việt được sử dụng: "khách quan", "khả năng".
Việc nhìn nhận từ nhiều góc độ sẽ mang đến cho ta nhận thức bao quát nhất về cuộc sống xung quanh. Thật vậy, mỗi vấn đề xảy ra hàng ngày đều mang những mặt tốt - xấu khác nhau. Nếu chỉ đánh giá nó ở một phương diện bất kì thì rất dễ đưa đến kết luận sai lầm. Mọi chuyện đều yêu cầu con người phải có cái nhìn đa chiều. Vì thế, hãy rèn luyện tư duy phản biện, suy luận logic và bồi dưỡng lòng kiên nhẫn. Khi đã bao quát được vấn đề, tầm hiểu biết của ta ngày càng mở rộng, dần nâng cao khả năng sáng tạo của bản thân. Mong rằng, mỗi cá nhân sẽ biết nhìn nhận, đánh giá mọi thứ bằng đôi mắt tinh tường, toàn diện. Đừng biến chính mình thành "thầy bói xem voi".
-> Từ Hán Việt được sử dụng: "phương diện", "phản biện".
Việc nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ giúp con người nhận diện vấn đề một cách bao quát hơn, đem lại vô số lợi ích. Mỗi sự việc xảy ra đều có những mặt tốt - xấu, phải - trái, đúng - sai. Nhiều khi, ranh giới giữa chúng là vô cùng mong manh, mờ nhạt, buộc con người phải xem xét một cách toàn diện và khách quan nhất. Từ đây, ta có thể rèn luyện cho mình khả năng tư duy, suy luận logic cũng như sự sáng tạo, đổi mới cần thiết. Nhìn nhận từ nhiều góc độ giúp chúng ta đưa ra phương án, giải pháp phù hợp, tối ưu nhất để giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Không chỉ vậy, nó còn giúp ta tránh được lối suy nghĩ hạn hẹp, thiển cận. Sự phiến diện sẽ chỉ khiến con người thụt lùi dần so với xã hội. Chính vì vậy, hãy rèn luyện cho mình thói quen nhìn nhận cuộc sống một cách bao quát và toàn diện nhất.
-> Từ Hán Việt được sử dụng: "ranh giới", "tối ưu", "bao quát".
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Hi vọng, qua những mẫu trên, em đã có thêm nhiều tư liệu, ý tưởng để hoàn thiện bài viết của mình. Đừng quên tìm hiểu rõ ý nghĩa của các từ Hán Việt để sử dụng chúng một cách hợp lí nhé. Taimienphi.vn vẫn còn rất nhiều văn mẫu lớp 6 chủ đề khác để em tham khảo như:
- Nghị luận về Thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không nên?
- Nghị luận về Thần tượng một ai đó: Nên hay không nên?