1. Mở đoạn: Câu chủ đề: Không ai muốn bị bắt nạt.
2. Thân đoạn:
- Giải thích lí do không ai muốn bị bắt nạt:
+ Gây ảnh hưởng xấu đến thể chất và tâm lí nạn nhân.
+ Để lại những hậu quả nặng nề.
- Nêu thái độ và đề xuất biện pháp giải quyết tình trạng bắt nạt:
+ Lên án hành động bạo lực vô nghĩa.
+ Bảo vệ bản thân và những nạn nhân của việc bắt nạt.
+ Có biện pháp trừng trị thích đáng với những kẻ bắt nạt.
3. Kết đoạn: Khẳng định lại quan điểm của bản thân.
Chắc chắn, không ai trong chúng ta muốn bị người khác bắt nạt. Bắt nạt là việc ai đó có hành động bạo lực bằng cả hành động và ngôn từ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất, tâm lí của nạn nhân, dẫn đến vô số hậu quả đáng tiếc. Tệ nạn này có thể xảy ra ở khắp mọi nơi: trường học, công ty,hay ngay trong gia đình. Để xã hội luôn văn minh, thân thiện, ta cần cùng nhau gạt bỏ những hành vi vô nghĩa ấy. Hãy lên án, tố cáo hành vi bắt nạt, bảo vệ người yếu thế hơn.
Là một thành viên trong cộng đồng, không ai trong chúng ta muốn bị bắt nạt. Những người bị bắt nạt không chỉ chịu tổn thương về thể xác mà còn cả về tinh thần. Từ xưa đến nay, đã xảy ra biết bao sự việc đáng tiếc chỉ vì xã hội lựa chọn im lặng, lảng tránh. Nhiều người chứng kiến hành vi bạo lực, bắt nạt nhưng lại thờ ơ, coi như đó không phải chuyện của mình. Là một phần của xã hội, ta cần mạnh mẽ chống lại sự tiêu cực đó, góp phần phát triển cộng đồng ngày một văn minh và tiến bộ hơn.
Không ai xứng đáng phải hứng chịu sự bắt nạt. Bắt nạt là một tệ nạn không còn quá xa lạ đối với con người trong xã hội ngày nay. Nó có thể xuất phát từ việc tấn công bằng ngôn từ, cũng có thể là sử dụng bạo lực lên cơ thể nạn nhân. Tệ nạn này đã để lại rất nhiều hậu quả và hệ lụy. Người bị bắt nạt thường phải gánh chịu thương tổn tinh thần với những bóng ma không thể xóa nhòa. Vì thế, ngay từ bây giờ, mỗi người cần có nhận thức, hành vi đúng đắn. Hãy biết trao đi yêu thương nhiều hơn. Đồng thời, phải học cách bảo vệ quyền lợi của bản thân, đấu tranh cho sự yên bình, văn minh của cộng đồng.
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo rất nhiều những vấn đề tiêu cực, trong đó không thể không kể đến nạn bắt nạt. Đây là vấn nạn mà ta có thể bắt gặp ở rất nhiều nơi như: môi trường công sở, học đường,.... Hậu quả mà nó để lại là những sự việc vô cùng đau lòng, tổn thất về cả người và của. Vậy nên, ta cần quyết liệt lên án hành vi bạo lực vô nghĩa ấy. Hãy đứng lên, trước hết là để bảo vệ bản thân mình. Chỉ khi trở nên mạnh mẽ hơn, ta mới có thể bảo vệ, bênh vực cho những người xung quanh. Không ai trên thế giới này muốn bị bắt nạt.
Không ai muốn bị bắt nạt và cũng không ai xứng đáng phải chịu sự bắt nạt. Bắt nạt là một tệ nạn cần phải xóa bỏ bởi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và xã hội. Để môi trường học đường luôn văn minh, tốt đẹp, mỗi người cần thay đổi nhận thức, gạt bỏ thái độ sống sai lệch, học cách trao đi yêu thương nhiều hơn. Đồng thời, hãy chăm chỉ rèn luyện đạo đức, tác phong lối sống chuẩn - chỉnh. Khi có mâu thuẫn, cần cùng nhau giải quyết trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng. Bên cạnh đó, gia đình nên quan tâm, theo dõi con cái sát sao hơn. Cha mẹ có thể thường xuyên trò chuyện, tâm sự với con để nắm bắt tình hình tại trường lớp. Cuối cùng, nhà trường, thầy cô cần tăng cường giáo dục, định hướng cho các em học sinh các kĩ năng sống cần thiết.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Câu chủ đề có thể được đặt ở đầu đoạn văn để nêu lên nội dung chính hoặc ở cuối để tóm lược lại ý kiến đã nêu. Em hãy sử dụng nó một cách linh hoạt, kết hợp với những lí lẽ, lập luận chặt chẽ để hoàn thành bài viết của mình nhé. Hãy thường xuyên ghé qua Taimienphi.vn để cập nhật rất nhiều văn mẫu lớp 6 khác như:
- Nghị luận về Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng
- Nghị luận về Thái độ đối với người khuyết tật