Đánh giá sàn Skilling, Review Skilling

Skilling là một sàn giao dịch CFD và ngoại hối tương đối mới trên thị trường. Được thành lập vào năm 2016, sàn Skilling đã tạo dựng được tên tuổi của mình và thu hút được cả trader mới, cũng như các trader chuyên nghiệp. Nếu bạn đang muốn giao dịch và muốn biết liệu Skilling có phải là sự lựa chọn phù hợp với bạn hay không, thì thông tin trong bài đánh giá sàn Skilling sau đây là những gì bạn cần xem xét.

Review sàn Skilling, đánh giá chi tiết nhất


Mục Lục bài viết:
1. Sàn Skilling là gì?
2. Ưu và nhược điểm của sàn Skilling.
3. Các loại tài khoản.
4. Mức phí giao dịch của sàn Skilling.
5. Gửi tiền và rút tiền.
6. Nền tảng giao dịch mà Skilling hỗ trợ.
7. Sàn Skilling có lừa đảo không?

I - Sàn Skilling là gì?

Như đã đề cập đến ở trên, Skilling là sàn giao dịch CFD và ngoại hối được thành lập vào năm 2016 bởi ba chuyên gia công nghệ là Henrik Pearsson Ekdahl, Andre Lavold và Mikael Riese Harstad. Có văn phòng tại Tây Ban Nha, Malta và Síp, sàn Skilling cung cấp giao dịch cho các trader trên khắp EU/EEA và gần đây đã hướng sự chú ý tới thị trường Việt Nam.


Sàn Skilling là gì?

Ban đầu, Skilling là một công ty start-up tập trung đầu tư vào thị trường trái phiếu. Tuy nhiên hiện nay, công ty đang cố gắng tạo ra một mô hình mới cho giao dịch chứng khoán dựa trên công nghệ blockchain. Ngoài ra, họ còn muốn cạnh tranh với những ông lớn trong thị trường giao dịch ngoại hối như Exness. Vì vậy, hiện tại, họ cung cấp CFD và các sản phẩm ngoại hối trên toàn cầu. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau chính thức bước vào phần đánh giá sàn Skilling.


II - Ưu và nhược điểm của sàn Skilling

1. Ưu điểm của sàn Skilling

- Nền tảng giao dịch độc quyền và MetaTrader 4.
- Cung cấp nhiều sản phẩm giao dịch: Tiền tệ, tiền điện tử, chỉ số, hàng hóa, cổ phiếu, CFD..
- Mức chênh lệch cạnh tranh từ 0,7 pips.
- Được quản lý và cấp phép bởi các tổ chức tài chính uy tín: CySEC, FSA.
- Nền tảng dễ sử dụng, phù hợp người mới bắt đầu.
- Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ.

2. Nhược điểm của sàn Skilling

- Tỷ lệ đòn bẩy thấp là 1:500.
- Không hỗ trợ giao dịch ETF.


Những điều cần biết về sàn Skilling


III - Các loại tài khoản

Sàn Skilling cung cấp 3 loại tài khoản khác nhau, phù hợp với nhu cầu của cả trader mới và trader chuyên nghiệp. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, phong cách giao dịch và vốn của mình mà bạn có thể chọn 1 trong 3 loại tài khoản sau:

- Tài khoản demo: Tài khoản Demo được khuyến nghị cho trader muốn thử nghiệm các nền tảng giao dịch của sàn Skilling và thực hành các chiến lược của họ trước khi mở một tài khoản giao dịch thực sự.
- Tài khoản Standard: Yêu cầu một khoản tiền gửi ban đầu là 100 Euro, không tính phí hoa hồng cho các giao dịch và đòn bẩy lên đến 1:500. Loại tài khoản này có sẵn trên cả nền tảng giao dịch Skilling Trader và Skilling cTrader, có mức chênh lệch bắt đầu từ 0,7 pips. Nếu chọn loại tài khoản này, bạn sẽ có quyền truy cập vào 73 cặp tiền tệ, 10 tiền điện tử, 17 chỉ số, 5 hàng hóa và hơn 700 cổ phiếu.
- Tài khoản Premium: Yêu cầu khoản tiền gửi ban đầu là 5.000 Euro, hướng đến các nhà giao dịch dày dạn kinh nghiệm hơn. Nó có mức chênh lệch thấp bắt đầu từ 0,1 pips, trong khi đòn bẩy được giới hạn ở mức 1:500. Tài khoản Premium có sẵn trên các nền tảng giao dịch Skilling Trader và Skilling cTrader. Với tài khoản này, bạn có quyền truy cập để giao dịch hơn 800 công cụ tài chính trong khi hoa hồng từ 35 USD/triệu USD.

Mở tài khoản Skilling rất đơn giản và dễ dàng. Bạn chỉ cần đăng ký với các thông tin cá nhân, xác minh ID bằng cách upload tài liệu của bạn hoặc đăng ký với BankID. Cuối cùng là nạp tiền vào tài khoản và bắt đầu thực hiện giao dịch.


IV - Mức phí giao dịch của sàn Skilling

Skilling cam kết loại bỏ phí đặt cọc và minh bạch về các khoản phí của mình. Tuy nhiên, phí spread có thể được coi là cao hơn một chút so với các broker khác.

1. Phí giao dịch

Phí giao dịch tùy thuộc vào loại tài khoản và sản phẩm giao dịch. Tài khoản Standard hoàn toàn không bị tính phí hoa hồng, nhưng tính phí chênh lệch tương đối cao. Chênh lệch bắt đầu từ 0,7 pips, hoặc 0,007%, đối với cặp ngoại hối EUR/USD.

Tài khoản Premium tính phí hoa hồng đối với các giao dịch CFD ngoại hối và kim loại nhưng có mức chênh lệch thấp hơn. Hoa hồng là 35 USD/triệu USD. Tuy nhiên, mức chênh lệch tối thiểu cho cặp EUR/USD chỉ 0,1 pip.

2. Phí tài khoản

Skilling không tính phí gửi hoặc rút tiền và không có phí hàng tháng, bất kể bạn có tài khoản Standard hay Premium. Tuy nhiên, dựa trên phương thức thanh toán được sử dụng, khách hàng có thể bị nhà cung cấp nền tảng thanh toán tính phí.

Cần lưu ý rằng sàn Skilling tính phí không hoạt động, nhưng được đánh giá là rất hợp lý. Bạn phải trả 10 Euro sau một năm không hoạt động.

3. Phí qua đêm

Phí qua đêm được tính toán và thực hiện một lần mỗi ngày từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, trừ Thứ Tư.


V - Gửi tiền và rút tiền

Skilling cung cấp nhiều phương thức gửi tiền và rút tiền khác nhau, bao gồm chuyển khoản ngân hàng, thẻ tín dụng Visa hoặc Mastercard và thẻ ghi nợ. Bạn cũng có thể thanh toán bằng ví điện tử của Neteller, Skrill hoặc Trustly.


Đánh giá sàn Skilling

- Thẻ tín dụng - Visa và MasterCard.
- Thanh toán điện tử - Neteller, Skrill, Trustly, Klarna và Swish.
- Chuyển khoản ngân hàng - SEB và ngân hàng của Síp.

Khi gửi tiền bằng phương thức chuyển khoản, thời gian xử lý có thể mất tới 3 ngày làm việc, còn các phương thức khác chỉ mất khoảng 1 giờ. Rút tiền có thời gian xử lý tương tự.


VI - Nền tảng giao dịch mà Skilling hỗ trợ

Giống như các broker khác trong ngành, Skilling đã phát triển nền tảng giao dịch độc quyền của riêng mình, có sẵn dưới dạng nền tảng giao dịch dựa trên web (tương thích trên Mac và Windows) và ứng dụng di động. Nền tảng được thiết kế để mang lại trải nghiệm giao dịch dễ sử dụng và có một số tính năng giao dịch độc đáo. Dưới đây là các nền tảng giao dịch của sàn Skilling:


Có nên đầu tư vào sàn Skilling không?

- Skilling Trader: Một nền tảng giao dịch độc quyền, được thiết kế đặc biệt bởi các nhà giao dịch chuyên nghiệp cho trader ở mọi cấp độ.
- Skiling cTrader: Một nền tảng giao dịch tiên tiến được thiết kế để đáp ứng ngay cả những kỳ vọng của các nhà giao dịch khó tính nhất.
- Skilling MetaTrader 4: Một nền tảng giao dịch Forex & CFD được xem là tiêu chuẩn của ngành trong hơn 16 năm.
- Skilling cCopy: Một hệ thống dựa trên web, từng đoạt giải thưởng được tích hợp với nền tảng Skilling cTrader.


VII - Sàn Skilling có lừa đảo không?

Trên thực tế, Skilling là một sàn giao dịch ngoại hối và CFD tương đối mới và còn khá xa lạ đối với trader Việt Nam. Do đó, có khá nhiều người đặt ra câu hỏi Skilling có an toàn không?. Bạn có thể tìm thấy hàng loạt bài viết đánh giá sàn Skilling trên mạng với nội dung review khác nhau và trong phần cuối của bài viết này, Taimienphi.vn sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin có tính đảm bảo như sau:

Skilling được ủy quyền và quản lý bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hòa Síp (CySEC) theo giấy phép CIF số 357/18 và Cơ quan Dịch vụ Tài chính Seychelles (FSA). Điều này có nghĩa là giống như các đối thủ cạnh tranh khác do CySEC quản lý, Skilling luôn phải có khả năng cung cấp số vốn tối thiểu là 730.000 Euro để thực hiện các hoạt động của mình.


Skilling Review mới nhất 2021

Bên cạnh đó, Skilling cũng giữ tất cả các khoản tiền của khách hàng trong tài khoản ngân hàng riêng biệt giữa các ngân hàng Cấp 1. Điều này có nghĩa là số tiền này không được Skilling sử dụng để thúc đẩy hoạt động hàng ngày và các trader vẫn có thể lấy tiền ngay cả khi công ty vỡ nợ. Hơn nữa, Skilling cũng được luật pháp yêu cầu cung cấp sự đảm bảo hơn nữa cho các nhà đầu tư, như quỹ để bồi thường cho các trader với số tiền lên đến 20.000 Euro theo chương trình ICF áp dụng cho tất cả các công ty đầu tư tại Síp. ICF đảm bảo các khoản tiền của khách hàng trong trường hợp Skilling phá sản.

Vì mới được thành lập vào năm 2016 và dần xây dựng danh tiếng trong khoảng thời gian gần đây, sàn Skilling vẫn chưa giành được giải thưởng đáng chú ý nào theo thông tin được liệt kê trên trang web công ty, nhưng họ đã được giới thiệu trên các website hàng đầu như Invest.com, Bloomberg, Yahoo Finance và hơn thế nữa. Bên cạnh đó, chưa có báo cáo nào về việc sàn Skilling lừa đảo hay sàn Skilling sập trong quá khứ.

Sàn Skilling được thành lập bởi Andre Lavold, Henrik Pearsson Ekdahl và Mikael Riese Harstad, tất cả đều hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Trước đây nó được gọi là Finovel Cyprus trước khi đổi tên thành Skilling. Khi nói đến an ninh mạng, Skilling dường như rất coi trọng vấn đề này. Nó hoạt động trên một nền tảng an toàn, hoàn chỉnh với chứng chỉ SSL cho các giao dịch mua bán diễn ra trên đó. Điều này cung cấp một lớp bảo mật bổ sung thông qua mã hóa, giúp giữ an toàn cho thông tin cá nhân của các nhà giao dịch cùng với tiền của họ.

Cũng tương tự với sàn Skilling, sàn Exness cũng là một trong những sàn Forex được rất nhiều người quan tâm. Nếu đang muốn tìm hiểu sàn Exness có lửa đảo hay không bạn có thể xem bài đánh giá chi tiết tại đây.

Tải ngay: Đánh giá sàn Exness
Trước những câu hỏi như "Sàn Skilling có lừa đảo không?" hay "sàn Skilling có an toàn không?", Taimienphi.vn sẽ đánh giá sàn Skilling để cung cấp mọi thông tin cần biết về broker này nhằm giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định tham gia hay không.
Đánh giá sàn HotForex có uy tín không?
Đánh giá sàn Forex4you, Có an toàn không
Đánh giá sàn TickMill? Có nên giao dịch?
Đánh giá sàn Interactive Brokers, Có uy tín không
Đánh giá sàn IG Markets, có tin cậy không?
Đánh giá sàn Libertex? Có phải scam, lừa đảo không?

ĐỌC NHIỀU