Dàn ý suy nghĩ về câu nói: Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình
1. Mở bài
Giới thiệu về câu nói: " Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình"
2. Thân bài
* Giải thích: " cái hại" là những điều ảnh hưởng xấu đến bản thân mình
* Phân tích:
- Tại sao lại nói: Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình?
+ Biết sai mà không sửa dần dần sẽ trở thành thói quen trì trệ, không sửa đổi sẽ trở thành tật xấu không sửa được.
+ Không chịu sửa mình đồng nghĩa với bảo thủ, chứng nào tật lấy khiến sai lầm xảy ra liên tục ảnh hưởng đến bản thân và người khác.
+ Không chịu sửa mình sẽ không tiến bộ, không đạt được thành công, bị người khác chê trách.
+ Người không chịu sửa sai thường bảo thủ, không chấp nhận sự thật và dùng mọi cách để che giấu sai lầm của mình khiến sai lầm càng trầm trọng.
- Làm sao để tự sửa mình?
+ Lắng nghe ý kiến đóng góp từ những người xung quanh
+ Sau mỗi sai lầm rút ra kinh nghiệm để sửa đổi
+ Tỉnh táo trong suy nghĩ và hành động, thấy được tai hại của tật không chịu sửa mình để tự thay đổi bản thân
+ Giao lưu, học hỏi những người có phẩm chất tốt
*Mở rộng vấn đề
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của câu nói
Người khôn ngoan là người biết lắng nghe, thấy sai phải sửa thấy bất bình phải lên tiếng. Thật vậy trái ngược với nó là những người bảo thủ, bất chấp sai lầm của mình nhưng rồi lại nhắm mắt cho qua. Đó là một thói quen xấu, một hành động kém khôn ngoan mà mỗi chúng ta cần phải sửa chữa. Điều này hoàn toàn đúng với câu nói: "Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình".
Đúng vậy, là người sống trên đời ai mà chẳng có lúc phạm phải sai lầm, ai mà chẳng từng vài lần trót dại để rồi sau đó mới lớn khôn. Tuy nhiên lại có người biết tận dụng những sai lầm để ngày một hoàn thiện mình và người thích che giấu những sai lầm của mình. Mỗi hành động, mỗi việc làm của chúng ta đều có nhân quả báo ứng, nếu có cố gắng sẽ có báo đáp còn cố chấp cứng đầu sẽ đem lại kết cục đau đớn. Và đây cũng là thông điệp mà câu nói: " Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình" muốn truyền tải cho mỗi chúng ta.
Để hiểu rõ hơn về câu nói này trước tiên chúng ta cần hiểu "cái hại" là gì? Cái hại là những điều ảnh hưởng xấu đến bản thân mình. Trong cuộc sống hiện nay thì có vô số thứ có thể ảnh hưởng đến bản thân mình, cái hại có thể bắt nguồn từ nguyên nhân gián tiếp như khói bụi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, lũ lụt, thảm họa thiên nhiên,... (Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Suy nghĩ về câu nói: Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình tại đây.
-----------------------HẾT-------------------------
Suy nghĩ về câu nói: Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình là chủ đề nghị luận hay giúp các em nâng cao kĩ năng bàn luận, phân tích vấn đề. Bên cạnh đó, các em có thể luyện tập thêm với đề: Suy nghĩ về câu nói Cảm thông là chiếc chìa khoá mở cửa trái tim người khác, Suy nghĩ về câu nói: Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa, Suy nghĩ về câu nói Ai ngủ trong mùa xuân sẽ khóc vào mùa hè, Suy nghĩ về câu nói: Đời người được đo bằng tư tưởng và hành động