Dàn ý Phát biểu ý kiến về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề bằng câu nói của Lê-nin: "Học, học nữa, học mãi" để đề cao tầm quan trọng của việc học.
- Nêu vấn đề: Mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết... học để tự khẳng định mình".
2. Thân bài
* Giải thích ý kiến: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình"
- "Học để biết": Nhờ học tập mà chúng ta tiếp thu những kiến thức mởi mẻ, bổ ích.
- "Học để làm": Áp dụng các kiến thức lý thuyết vào đời sống, kết hợp lí thuyết với thực hành.
- "Học để chung sống": Học để thích nghi với mọi hoàn cảnh và giúp cho các mối quan hệ giữa người - người trở nên khăng khít, bền chặt hơn.
- "Học để khẳng định mình": Học để tự khẳng định giá trị của bản thân có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội thực tại.
=> Thông điệp gửi đến mọi người, đặc biệt là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
* Tầm quan trọng của việc học tập suốt đời:
- Học giúp chúng ta hiểu biết nhiều hơn về dân tộc và thế giới: Đi qua những năm tháng hào hùng đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc qua môn Lịch sử; biết thêm về không gian địa lí, sông ngòi, núi rừng, các đất nước tươi đẹp trên thế giới qua môn Địa lí; được học cách tính toán, logic, giải thích các hiện tượng qua Toán, Lí, Hóa,...; được trau dồi, bồi dưỡng năng khiếu qua Âm nhạc, Hội họa, Thể thao...
- Học giúp chúng ta hòa nhập, chung sống trong cộng đồng:
+ Giúp ta rèn luyện nhân cách đạo đức, lối sống, có ý thức và trách nhiệm công dân.
+ Giúp ta biết cách đối nhân xử thế, biết cách lắng nghe, tôn trọng, thấu hiểu, đồng cảm với nhau, từ đó biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
=> Dẫn chứng: Văn học dạy ta cách làm người, giúp ta biết làm người hơn (tác phẩm Chí Phèo, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,...).
- Giúp con người tự khẳng định bản thân.
=> Dẫn chứng: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Giáo sư Ngô Bảo Châu, các doanh nhân thành đạt, ca sĩ nổi tiếng, nhạc sĩ, nhà văn được yêu mến,...
* Mở rộng vấn đề: Bên cạnh đó, vẫn có nhiều người còn xem thường việc học, ham chơi, tiêu tốn thời gian vào những việc vô bổ...
=> Cần phê phán, lên án.
* Học tập như thế nào là đúng đắn:
- Xác định rõ ràng mục tiêu học tập.
- Chủ động, sáng tạo trong tiếp thu kiến thức.
- Thường xuyên trau dồi tri thức, tự học, tự rèn luyện, "Học để biết... học để tự khẳng định mình".
3. Kết bài
- Khẳng định lại tính đúng đắn của ý kiến "Học để biết... học để tự khẳng định mình".
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
Trên đây là Dàn ý phát biểu ý kiến về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: học đế biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình, thông qua dàn ý trên để củng cố kiến thức và kỹ năng viết bài phát biểu ý kiến. Các em có thể tham khảo một số dàn ý như: Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về văn bản Mùa xuân của tôi, Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về dòng sông quê hương em, Dàn ý phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa thông qua Những câu hát than thân;...