Dàn ý phân tích tâm trạng Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
1. Mở bài
- Truyện Kiều là một kiệt tác kinh điển của nền văn học Việt Nam với tư tưởng nhân đạo và hiện thực sâu sắc qua ngòi bút tài năng của đại thi hào Nguyễn Du.
- Một trong những trích đoạn khởi đầu cho những bất hạnh xuyên suốt cuộc đời Kiều ấy là trích đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều.
2. Thân bài
* Vị trí, nội dung đoạn trích:
- Nằm ở phần đầu của phần Gia biến và lưu lạc.
- Nội dung chính là tâm trạng đau khổ tủi nhục của Thúy Kiều khi bán mình cho Mã Giám Sinh để có tiền chuộc cha và em.
* Hai nỗi đau chồng chất trong lòng Kiều:
- "Nỗi mình": Nỗi đau tình đầu tan vỡ, phải trao duyên cho em, đồng thời bản thân phải bán mình làm lẽ.
- "Nỗi nhà": Nỗi đau gia đình tan nát, tai họa ập xuống quá bất ngờ khiến Kiều khó có thể chấp nhận và gánh vác.
- Hai nỗi đau chất chứa đa hóa thành những hàng "lệ hoa" rơi theo từng bước chân tiến đến chỗ bán mình của Kiều. Hình ảnh ước lệ miêu tả nỗi đau đớn tột cùng của người con gái tuyệt sắc nhưng mang trong mình nỗi đau quá lớn.
* Tâm trạng khi gặp Mã Giám Sinh:
- Nỗi "Ngượng ngùng dợn gió e sương": Là nỗi khuất nhục, hổ thẹn khi phải trưng khuôn mặt vốn luôn giấu trong khuê phòng cho kẻ khác soi xét, ngã giá. Là sự sợ hãi, hoang mang, không biết cuộc đời sẽ đi về đâu khi bán mình.
- Kiều tự thấy hành động xem mặt này là "mặt dày" mất hết khuôn phép lề lối, khiến nàng chịu đả kích lớn, càng khiến nàng thấy bẽ bàng, tủi phận. Bởi rõ ràng với nhan sắc tuyệt trần cùng tài nghệ ưu việt, thế nhưng cuối cùng cũng chỉ là món hàng không hơn không kém.
3. Kết bài
- Qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, Nguyễn Du đã xuất sắc dùng những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng, bút pháp ước lệ cổ điển, câu từ chọn lọc chau chuốt nhằm khắc họa rõ nét nội tâm nhân vật Kiều trước những biến cố to lớn của cuộc đời.
- Qua đó ta thấy được những tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du trong tác phẩm, đó là nỗi xót thương cho thân phận tài hoa bạc mệnh của nàng Kiều, mở rộng ra chính là nỗi thương cảm cho số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hà khắc cổ hủ.
Đại thi hào Nguyễn Du có cuộc đời gắn bó sâu sắc với nhiều biến động lịch sử trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, khi mà triều đại phong kiến nước ta đang lâm vào những khủng hoảng trầm trọng. Ông từng sống và làm quan dưới triều Nguyễn, với tài học rộng, am hiểu văn hóa dân tộc, lại có dịp đi nhiều nơi, chứng kiến nhiều nỗi bất hạnh và hiện thực cuộc sống của nhân dân. Chính những điều đó đã khơi nguồn cảm hứng cho Nguyễn Du sáng tạo ra Truyện Kiều dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm là chủ nghĩa hiện thực và nhân đạo sâu sắc, cảm thông cho số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, thông qua nhân vật Thúy Kiều - một phụ nữ tài sắc vẹn toàn, nhưng cuộc đời lắm gian truân, đau khổ. Một trong những trích đoạn khởi đầu những bất hạnh xuyên suốt cuộc đời Kiều ấy là trích đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều.
Đoạn trích nằm ở đầu phần Gia biến và lưu lạc, lúc này đây cha và em trai của Thúy Kiều đều đã bị bắt giam phải có tiền chuộc mới được thả ra, nhưng khốn nỗi nhà nàng đã chẳng còn tài sản gì đáng giá...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích tâm trạng Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều tại đây.
----------------------HẾT-------------------------
Mã Giám Sinh mua Kiều là đoạn trích trong Truyện kiều của nhà thơ Nguyễn Du được biên soạn trong SGK Ngữ văn lớp 9 bài số 6, bên cạnh Dàn ý phân tích tâm trạng Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài viết sau: Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều, Phân tích Mã Giám Sinh mua Kiều, Soạn bài Mã giám sinh mua Kiều, Bình giảng về đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều;...