Dàn ý Phân tích nhân vật Thanh trong Dưới bóng hoàng lan

Dàn ý Phân tích nhân vật Thanh trong Dưới bóng hoàng lan

Dàn ý phân tích, đánh giá nhân vật Thanh trong truyện Dưới bóng hoàng lan
 

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý 1.
II. Dàn ý 2.


I. Dàn ý Phân tích nhân vật Thanh trong Dưới bóng hoàng lan - Mẫu số 1

1. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả Thạch Lam và tác phẩm "Dưới bóng hoàng lan".
- Giới thiệu và nêu đánh giá khái quát về nhân vật Thanh.
2. Thân bài:
2.1. Hoàn cảnh của nhân vật Thanh:
- Cha mẹ mất sớm, Thanh ở với bà, được bà chăm sóc -> Tuy tuổi thơ khó khăn nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu và sự chở che của bà.
- Là một người con xa xứ, nay có dịp trở về quê nhà.
=> Hoàn cảnh càng giúp thể hiện rõ hơn tình yêu, sự trân trọng, gắn bó mà Thanh dành cho quê hương.
2.2. Tính cách và con người của nhân vật Thanh:
2.2.1. Tình yêu quê hương da diết, sâu đậm, gắn bó:
- Khung cảnh quen thuộc, thân thương của quê nhà hiện lên qua góc nhìn của một người con xa xứ:
+ Con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ.
+ Bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà.
+ Căn nhà cũ y nguyên như ngày xưa.
+ Không gian im lặng, tĩnh mịch, mát mẻ.
-> Khi mới trở về, không gian quen thuộc khiến Thanh xúc động, nghẹn ngào.
- Sự bình yên, thư thái khi được trở về nhà:
+ Nằm xuống giường một cách khoan khoái.
+ "Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm, tươi mát như vừa tắm ở suối".
+ Cây hoàng lan với cái bóng cao vút cùng mùi hương thoang thoảng.
+ Khu vườn tươi tốt ngập tràn kỉ niệm tuổi thơ.
+ Coi căn nhà như "một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm".
-> Không gian quen thuộc, bình yên, khiến người con xa xứ xúc động, nhớ mãi.
=> Tình yêu quê hương thể hiện trong từng cung bậc cảm xúc của nhân vật.
2.2.2. Tình cảm kính yêu, thương nhớ với người bà:
- Tiếng gọi "Bà ơi" nghẹn ngào -> Sự xúc động dồn nén.
- Hình bóng trái ngược của hai bà cháu -> Sự che chở, bao bọc của bà dành cho đứa cháu.
- Xúc động khi nhận được sự săn sóc của bà dù cho bản thân đã lớn.
- Nghẹn ngào khi nghĩ đến cảnh bản thân đi làm xa, bà ở nhà chỉ có một mình.
=> Thanh dành cho bà sự kính yêu, biết ơn vô bờ.
=> Sự hiếu thuận của một người con xa xứ.
2.2.3. Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng, trong sáng với Nga:
- Thanh dành sự chú ý cho người con gái hàng xóm:
+ Chăm chú quan sát Nga trong suốt cuộc trò chuyện, bữa cơm.
+ Cảm giác vui vẻ, hoài niệm về những ngày tháng tuổi thơ khi ở cùng Nga.
- Sự tinh tế, dịu dàng của Thanh dành cho Nga:
+ "vít một cành lan xuống giữ ở trong tay để Nga tìm hoa".
+ Nhẹ nhàng cầm tay Nga để yên trong tay mình.
=> Tình yêu nhẹ nhàng, trong sáng. Tiếng yêu tuy chưa nói thành lời nhưng đã hiện hữu trong lòng đôi trai gái.
2.3. Đánh giá:
- Nhân vật Thanh được miêu tả chủ yếu qua hành động và diễn biến tâm trạng.
- Tình yêu quê hương được đan cài với những tình cảm đời thường: sự kính yêu dành cho người bà và tình yêu đôi lứa.
- Nhân vật xuất hiện trong một câu chuyện rất nhẹ nhàng, thư thái.
=> Dễ dàng khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc về tình yêu quê hương, tình cảm gia đình và tình yêu chớm nở.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại quan điểm của bản thân về nhân vật Thanh.
- Liên hệ mở rộng.

Dàn ý Phân tích nhân vật Thanh trong tác phẩm Dưới bóng hoàng lan chi tiết nhất


II. Dàn ý Phân tích nhân vật Thanh trong Dưới bóng hoàng lan - Mẫu số 2

1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Thạch Lam
- Giới thiệu tác phẩm Dưới bóng hoàng lan
2. Thân bài:
2.1. Nội dung chính và chủ đề của văn bản:
- Nội dung chính: Truyện nói về nhân vật Thanh trở về quê thăm bà sau thời gian đi tỉnh làm ăn. Tại ngôi nhà thân thương, tâm trí anh xuất hiện những kỉ niệm ngọt ngào. Sau vài ngày ở nhà, anh trở lại tỉnh để tiếp tục công việc. Vào ngày đi, anh nghĩ mình sẽ trở về thường xuyên.
- Chủ đề: giá trị của tình cảm gia đình đối với mỗi cá nhân.
2.2. Phân tích nội dung:
* Tâm trạng của nhân vật Thanh khi vừa trở về nhà:
- Thanh vô cùng xúc động trước vẻ đẹp của khu vườn và trong nhà:
Cảm xúc của Thanh khi bước vào khu vườn: "mát hẳn cả người", cảm thấy nghẹn họng, mãi mới cất được tiếng gọi khẽ "Bà ơi".
Cảm thấy bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại ở bậc cửa.
=> Đó là nỗi xúc động không nói thành lời của người con đi xa nay được trở về với mái nhà thân yêu.
* Tâm trạng của Thanh khi ở bên bà:
- Khi gặp bà, Thanh cảm thấy mừng rỡ, xúc động.
- Khi bên bà, Thanh cảm giác như nhỏ bé lại.
+ Sự đối lập giữa một bên là dáng người thẳng của Thanh và cái lưng còng của bà đã diễn tả được nỗi xúc động của Thanh. Trong trái tim anh, dù đã khôn lớn, trưởng thành nhưng anh vẫn luôn cảm thấy mình nhỏ bé khi ở bên bà.
+ Mỗi lần trở về, vì luôn biết có bà chờ mong nên Thanh luôn cảm thấy bình yên và thong thả.
+ Trong khoảnh khắc, mùi hương của cây hoàng lan làm anh nhớ lại kí ức thời thơ bé.
- Xúc động khi nhận được tình yêu thương của bà:
+ Nghe tiếng bà đi vào, giả vờ ngủ.
+ Nằm yên, không dám động đậy, chờ cho đến khi bà đi ra.
=> Cảm nhận được tình yêu thương của bà, Thanh cảm động gần ứa nước mắt.
* Cảm xúc của Thanh đối với Nga:
- Bất ngờ khi nghe thấy giọng nói quen thuộc của Nga:
+ Chăm chú quan sát dáng vẻ xinh xắn của Nga.
+ Vui vẻ ăn cơm cùng Nga, có lúc lầm tưởng Nga là em ruột của mình.
- Ngại ngùng:
+ Nhớ lại hai bàn chân xinh xắn, lấm tấm cát của Nga ngày còn nhỏ rồi mỉm cười.
+ Dắt Nga đi thăm vườn, cảm thấy mái tóc Nga thoảng thoảng mùi hoàng lan.
+ Nghe thấy câu nói của Nga, Thanh không biết nói gì, vít cành lan ở trong tay để Nga tìm hoa.
- Cảm xúc thương yêu:
Cầm lấy tay Nga, để yên trong tay mình.
=> Cảm thấy có điều gì đó dịu ngọt trong tâm hồn.
* Tâm trạng của Thanh trong buổi sáng lên tỉnh:
- Bâng khuâng, lưu luyến: Cảm thấy nửa vui nửa buồn và nghĩ đến căn nhà và nghĩ đến Nga.
2.3. Đánh giá:
a. Về nội dung:
- Tác phẩm đem đến cho người đọc cảm nhận được sự bình yên của mái nhà, quê hương.
Đồng thời, nó còn ca ngợi tình cảm gia đình thiêng liêng, đẹp đẽ.
b. Về nghệ thuật:
- Ngôn từ tinh tế.
- Lối kể chuyện nhẹ nhàng, có sự đan xen giữa quá khứ với hiện tại.
- Giọng văn tha thiết, dịu dàng.
3. Kết bài: Khẳng định giá trị của tác phẩm.

Sau khi tham khảo dàn ý Phân tích nhân vật Thanh trong Dưới bóng hoàng lan, các em có thể tham khảo bài văn mẫu Phân tích nhân vật Thanh trong Dưới bóng hoàng lan để biết được cách triển khai, trau dồi vốn từ hiệu quả.

Lập dàn ý trước khi viết văn là điều nên làm giúp tránh viết sai, thiếu ý, đặc biệt viết bài mạch lạc hơn. Bài văn Phân tích, đánh giá nhân vật Thanh trong Dưới bóng hoàng lan cũng thế. Nếu gặp bài này, các em có thể tham khảo dàn ý Phân tích nhân vật Thanh trong Dưới bóng hoàng lan dưới đây để lập dàn ý, viết bài dễ dàng.
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thanh để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm Dưới bóng hoàng lan
Dàn ý phân tích Dưới bóng hoàng lan đầy đủ ý
Phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối phần kết truyện
Tóm tắt Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam ngắn gọn, 5 mẫu
Dàn ý phân tích nhân vật Thánh Gióng
Phân tích Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam hay nhất, ngắn gọn

ĐỌC NHIỀU