1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm tác giả
- Dẫn dắt vào khổ thơ đầu
2. Thân bài
* Khái quát chung:
- Nhan đề
- Câu thơ đề từ
* Khái quát về tác phẩm
- Khổ 1: Cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn trước một nỗi buồn sâu thẳm
+ Câu 1 cảnh con sông dài rộng với nỗi buồn - điệp ngữ " buồn điệp điệp"
+ Câu 2 hình ảnh chiếc thuyền nhỏ bé giữa không gian rộng lớn
+ Câu 3 hình ảnh thuyền nước gần mà xa với nỗi buồn man mác quạnh hiu
+ Câu 4 hình ảnh gợi hình gợi cảm "củi"- giản dị mà đầy ấn tượng- sự lạc lõng cô đơn.
* Nhận xét
Nội dung; nghệ thuật
3. Kết bài
Nêu cảm nhận, nhận xét, mở rộng vấn đề.
Huy Cận là cây bút tiêu biểu trong phong trào thơ Mới. Đến với thơ Huy Cận, người đọc sẽ dễ dàng rung động bởi nỗi buồn man mác quẩn quanh. Tràng Giang là một tác phẩm như thế. Bài thơ sẽ gợi lên cho chúng ta nỗi buồn nhân thế nặng sâu trong lòng tác giả. Nỗi buồn ấy đặc biệt mênh mang, heo hút giữa không gian thiên nhiên vô tận được khắc họa ở đoạn mở đầu bài thơ:
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng"
Mở đầu đoạn thơ, nhà thơ mở ra trước mắt ta một không gian tràn đầy sóng nước:
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp"
Chỉ một câu thơ ngắn gọn nhưng bao quát được cả khung cảnh rộng lớn đồng thời gợi lên bao cảm xúc trong lòng người. Hình ảnh dòng sông lững lờ trôi với những làn sóng gợn mênh mang hiện lên vô cùng chân thực và giàu sức gợi....(Còn tiếp)
>> Bài văn mẫu đầy đủ Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận tại đây.