Dàn ý phân tích khổ 2 bài Bình Ngô đại cáo

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu


I. Dàn ý Phân tích khổ 2 bài Bình Ngô đại cáo

1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về nội dung tác phẩm Bình Ngô đại cáo: Là áng thiên cổ hùng văn, là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc
- Khái quát nội dung khổ 2: Phản ánh sự tàn ác của giặc Minh những năm tháng đô hộ nước ta, càng thấm thía hơn nỗi đau mất nước 

2. Thân bài

* Luận điệu xảo trá của giặc Minh: 
- Có âm mưu cướp nước ta từ lâu nhưng sợ người đời "dị nghị" nên mượn cớ "phù Trần, diệt Hồ" để bịp bợm thiên hạ
- Trong khi đó, "bọn gian tà bán nước cầu vinh", bán cả tự tôn dân tộc để lấy chút lợi nhỏ
=> Nhân dân phải chịu tình cảnh "thù trong, giặc ngoài" 

* Tội ác của giặc:
- Tàn sát, âm mưu diệt chủng những kẻ kháng cự bằng những phương thức dã man, rùng rợn: "Nướng dân đen...", "vùi con đỏ...", liên tiếp "dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế", gieo rắc thù oán hết gần 20 năm
- Bóc lột, hành hạ nhân dân bằng đủ các loại thuế khóa, đẩy người dân vào chỗ hiểm nguy, biến nhân dân thành nô lệ phục vụ mục đích của chúng: "Nặng thuế khóa... nơi nơi cạm đặt"
- Hình ảnh quân cướp nước hiện lên: "Thằng há miệng... chưa chán", ngang ngược bạo lực...

* Hậu quả để lại:
- Môi trường bị hủy hoại, tàn phá nặng nề
- Cỏ cây, chim muông không có chỗ trú ngụ
- Phụ nữ thành kẻ góa bụa
- Gia đình đang yên ổn canh cửi nay cũng thuận đà tan tác cả.
=> Sự tàn độc của giặc Minh được Nguyễn Trãi dùng những cái vô cùng, vô tận của thiên nhiên mà so sánh: "Trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi"...
- Nỗi đau xót, căm phẫn đến tận cùng của tác giả: "Lẽ nào trời đất dung tha? Ai bảo thần dân chịu được?"

3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề: Phần hai của Bình Ngô đại cáo như một lời buộc tội đầy đanh thép của "quan tòa" dành cho "kẻ phạm tội".
 

II. Bài văn mẫu Phân tích khổ 2 bài Bình Ngô đại cáo

Được mệnh danh là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc, là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 sau Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo là một tác phẩm xuất sắc mà ở đó ta có thể thấy được tinh thần dân tộc của Nguyễn Trãi, đó là tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết, lòng căm thù quân giặc sâu sắc. Dựa trên việc khẳng định chân lý chủ quyền dân tộc cùng với tư tưởng nhân nghĩa mới mẻ, "việc nhân nghĩa cốt ở yên dân", tác phẩm đã mang đến cho người đọc những nhận thức chân thực về cuộc chiến chống quân Minh xâm lược. Nguyễn Trãi chia bài cáo làm 4 phần với 4 nội dung chính, trong đó có một phần phản ánh sự tàn ác của giặc Minh những năm tháng đô hộ hộ nước ta là phần có vai trò quan trọng trong bài cáo, cần lưu tâm để càng thấm thía hơn nỗi đau mất nước những năm tháng đã qua.

Bọn giặc Minh cướp nước, ấp ủ âm mưu xâm lược bấy lâu, nhưng lại còn ra vẻ sợ người đời dị nghị thế nên mới nghĩ ra cái cớ "phù Trần diệt Hồ" để bịp bợm thiên hạ, lừa lọc nhân dân ta, từ đó có cớ dẫn quân sang xâm lược. Qủa thật bọn bất nhân, bất nghĩa thì chẳng chuyện gì mà không vẽ ra được...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích khổ 2 bài Bình Ngô đại cáo tại đây.


Các em học sinh tham khảo bài mẫu lập dàn ý phân tích khổ 2 bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi để tìm hiểu về những đặc sắc nội dung, nghệ thuật cũng như vai trò của đoạn trích này trong toàn bài.
Phân tích khổ 2 bài Bình Ngô đại cáo
Phân tích khổ 3 bài Bình Ngô đại cáo
Phân tích đoạn 1 Bình Ngô Đại Cáo
Dàn ý phân tích tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo
Dàn ý Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo
Thuyết minh Bình Ngô đại cáo

ĐỌC NHIỀU