Đề bài: Dàn ý Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang
Dàn ý Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
- Dẫn dắt vào hai khổ 3, 4 bài thơ.
2. Thân bài:
a. Phân tích khổ 3:
- Hình ảnh "bèo":
+ Những cánh bèo nổi trôi vô định, không biết đi đâu, về đâu, tượng trưng cho những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ, bất lực giữa dòng đời.
+ "Hàng nối hàng": những kiếp người "hàng nối hàng" đang lạc lõng trước cuộc đời, phó mặc dòng đời xô đẩy.
- Điệp từ "không" gợi không gian vắng lặng, hoang hoải:
+ Dòng sông mênh mông sóng nước, rộng lớn nhưng chẳng có lấy một chuyến đò, một cây cầu bắc ngang cho dòng người qua lại.
+ Sự chênh vênh, trống vắng của cảnh và người: Người và sông như hai thế giới cùng một nỗi niềm tâm sự, khát khao tìm kẻ tâm giao mà chẳng có, càng hi vọng lại càng xa xôi.
- Thiên nhiên đẹp mà vắng bóng con người, mở ra một miền vắng lặng, lẻ loi.
+ Từ láy "lặng lẽ": khắc họa khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng, đượm buồn.
+ Những gam màu len lỏi xuất hiện: "bờ xanh" tiếp "bãi vàng"không khiến cho bức tranh thiên nhiên tươi mới hơn mà trái lại càng tô đậm thêm vẻ u tịch của một miền hoang hoải.
b. Phân tích khổ 4:
- Các hình ảnh cổ điển: "mây", "chim" kết hợp với các động từ: "đùn", "nghiêng", "sa": diễn tả được cái hùng vĩ và sức sống tràn đầy của thiên nhiên.
- Tầng mây "lớp lớp" chất chồng lên nhau tạo nên những dãy núi bạc khổng lồ, lơ lửng trên nền trời xanh ngắt.
- Hình ảnh "Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa":
+ Nhỏ bé, lẻ loi, cô độc, bay nghiêng trong ánh hoàng hôn.
+ Biểu tượng cho cái tôi cô đơn, bơ vơ của thi sĩ trước cuộc đời.
- Nỗi nhớ quê hương da diết:
+ Từ láy "dợn dợn": gợi tả nét chuyển động diễn ra liên tục.
+ "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà": nỗi nhớ luôn thường trực khôn nguôi, đầy sâu sắc và ám ảnh.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị hai khổ 3, 4 bài thơ.
1. Mở bài
Giới thiệu về bài thơ Tràng giang và khổ cuối bài thơ
2. Thân bài
- Trong 2 khổ thơ cuối, nhà thơ đã trực tiếp bộc lộ tâm trạng phiền não và những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời, về kiếp người.
a. Khổ thơ thứ ba:
- Hình ảnh "bèo dạt" không chỉ mang ý nghĩa tả thực mà còn gợi ra sự nhỏ bé, trôi nổi lênh đênh của những kiếp người giữa cuộc đời rộng lớn.
- Sông nước mênh mông, rộng lớn nhưng buồn vắng đến cùng cực "Mênh mông không một chuyến đò ngang".
- Câu thơ "Không cầu gợi chút niềm thân mật" tựa như một tiếng thở dài đầy bất lực của nhà thơ khi chẳng thể tìm kiếm được một chút hơi ấm của con người, của sự sống.
- Điệp từ "không" đã cực tả sự vắng lặng của không gian, nó phủ định tất cả những gì gắn kết giữa con người và thiên nhiên sông nước.
→ Tất cả mở ra trước mắt của nhà thơ chỉ có sự rộng lớn, hoang vắng đến rợn ngợp.
- Từ láy "lặng lẽ" cực tả sự vắng lặng đồng thời cũng gợi ra sự tồn tại nhạt nhòa, không mang đến ấn tượng sâu đậm của "bờ xanh", "bãi vàng".
b. Khổ thơ cuối
- Từ láy "lớp lớp" gợi liên tưởng đến rất nhiều sự vật chất chồng lên nhau.
- "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc" mở ra khung cảnh huy hoàng, tráng lệ với những đám mây bàng đan xen, xếp chồng lên nhau.
- Động từ "đùn" gợi ra sự tiếp diễn, dâng lên ngày càng mạnh mẽ.
→ Câu thơ "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc" đẹp nhưng cũng thật buồn bởi nó càng tô đậm thêm sự trống trải, hoang vắng. Hình ảnh nhữngđám mây lớp lớp còn gợi ra những cảm xúc bộn bề cứ khoắc khoải, xếp chồng lên nhau.
- Sự xuất hiện của hình ảnh cánh chim trong "bóng chiều xa" càng tô đậm nỗi trống vắng, cô đơn trong tâm hồn của nhà thơ.
- Từ láy "dợn dợn" là sáng tạo đặc biệt của nhà thơ Huy Cận, khi được hô ứng với "vời con nước" đã khắc họa sống động nỗi niềm bâng khuâng, cô quạnh của một con người đang nhớ về quê hương.
- Nỗi nhớ tha thiết dành cho quê hương
=> Hai khổ thơ cuối của bài thơ Tràng giang không chỉ mở ra trước mắt chúng ta khung cảnh sông nước mênh mông, rợn ngợp mà còn bộc lộ nỗi lòng sầu muộn của người thi nhân
3. Kết bài
Cảm nhận chung
Nhắc đến Huy Cận là nhắc đến hồn thơ u sầu, trong thơ ông luôn chất chứa những nỗi niềm của một kẻ sĩ vương nỗi sầu nhân thế. Một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách ấy của ông là "Tràng giang", tác phẩm được viết vào mùa thu năm 1939. Hai khổ thơ cuối bài "Tràng giang" là những khổ hay nhất bài thơ, diễn tả nỗi buồn lữ thứ trước cảnh hoàng hôn rợn ngợp của thi nhân.
"Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;"
Không còn là không gian rộng lớn, hùng vĩ, mở ra với nhiều chiều kích như khổ thơ trước, với khổ thơ thứ ba, tác giả đưa tầm mắt về hình ảnh bèo dạt trên sông nước. Những cách bèo nổi trôi vô định, không biết đi đâu về đâu. Cánh bèo nhỏ bé giữa dòng mênh mang phải chẳng là tượng trưng cho những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ, bất lực giữa dòng đời...(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài mẫu Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang tại đây.
----------------HẾT------------------
Hai khổ cuối tác phẩm Tràng giang không chỉ diễn tả vẻ hoang vắng, lặng lẽ của không gian mà còn bộc lộ nỗi nhớ thương quê nhà da diết, qua đó gửi gắm một khát khao, hi vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai. Ngoài ra, các em tham khảo thêm bài Phân tích hai khổ đầu bài Tràng giang, Phân tích cái tôi trữ tình trong bài Tràng giang, Phân tích khổ 3 bài thơ Tràng giang của Huy Cận, Phân tích Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của Tràng Giang để hiểu hơn về nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.