Dàn ý phân tích các hình thức biến hoá của Tấm trong truyện Tấm Cám
1. Mở bài
- Kì ảo là một đặc trưng của truyện cổ tích.
- Ở truyện “Tấm Cám” tác giả dân gian đã rất thành công trong việc gửi gắm vào đó những tâm tư, tình cảm của mình.
2. Thân bài
* Giới thiệu về truyện “Tấm Cám”
- Câu chuyện kể về Tấm, từ nhỏ đã phải chịu thiệt thòi khi mẹ mất sớm, bố đi thêm bước nữa. Sau khi bố mất Tấm phải một mình sống với dì ghẻ và chịu một cuộc sống cực khổ.
- Vì ghen ghét, đố kỵ với Tấm nên mẹ con Cám luôn tìm đủ mọi cách để Tấm không có được hạnh phúc. Đỉnh điểm là khi Tấm trở thành hoàng hậu, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã trở thành mâu thuẫn một mất một còn.
* Những lần hóa thân của Tấm
Mâu thuẫn bị đẩy lên cao trào khi Tấm bị mẹ con Cám âm mưu hại chết. Sau khi Tấm chết, một loạt chi tiết nhỏ đã ra đời cùng với những lần hóa thân của Tấm:
- Tấm hóa thân thành chim vàng anh, bay đến bên cạnh vua, ngày ngày cất tiếng hót và được vua cưng chiều, sủng ái hơn cả người. Vì ganh ghét và đố kỵ chim vàng anh đã bị Cám giết hại.
- Hóa thân thành xoan đào, ngày ngày tỏa bóng mát cho nhà vua. Thấy vậy Cám liền cho chặt cây xoan đào làm khung cửi. Tấm trở thành khung cửi và ngày nào cũng cất lời đe dọa Cám. Vì sợ hãi Cám đã đốt khung cửi và cho người đổ tro đi thật xa kinh thành.
- Hóa thân thành quả thị → Tấm bước ra từ quả thị trở về với cuộc sống bình thường bên cạnh bà cụ bán nước để rồi từ đây Tấm gặp lại nhà vua. Tấm trở về kinh thành, trừng trị kẻ thù và giành lại hạnh phúc vốn thuộc về mình.
=> Sau mỗi lần hóa thân chúng ta có thể thấy được sự trưởng thành của Tấm. Tấm đã không còn là cô gái yếu ớt, cam chịu mà đã biết đấu tranh, giành lại hạnh phúc của mình.
3. Kết bài
- Quá trình hóa thân của Tấm thể hiện niềm tin mãnh liệt của nhân dân lao động rằng cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
- Nó cũng là bài học quý báu của ông cha ta dành cho thế hệ mai sau “Ở hiền thì gặp lành”.
Yếu tố kì ảo là một trong những đặc trưng của truyện cổ tích. Thông qua các yếu tố hoang đường, kì ảo tác giả dân gian sẽ khéo léo gửi gắm vào đó những ước mơ, khát vọng của mình. "Tấm Cám" là một câu chuyện như thế. Ở "Tấm Cám", tác giả dân gian đã nhiều lần sử dụng hình thức nghệ thuật này bằng cách hóa thân cho nhân vật để gửi vào đó những tâm tư, tình cảm của mình.
Truyện kể về Tấm - một cô gái ngay từ nhỏ đã phải chịu thiệt thòi, sống một cuộc sống khổ cực. Mẹ mất sớm, bố đi thêm bước nữa, khi bố mất Tấm phải một mình sống với mụ dì ghẻ cùng cô em cùng cha khác mẹ độc ác. Tấm lúc nào cũng phải cực khổ làm hết mọi việc trong gia đình, còn Cám luôn được nuông chiều, sống sung sướng. Hai mẹ con nhà Cám bắt nạt Tấm hết lần này đến lần khác. Tấm chăm chỉ bắt tôm bắt tép vì nghĩ rằng sẽ được dì thưởng cho một chiếc yếm đỏ nhưng Cám lại lừa Tấm và lấy mất. Tấm có cá Bống là chỗ dựa tinh thần duy nhất thì mẹ con Cám lại ra tay sát hại. Đến ngày trẩy hội, mẹ con Cám dùng đủ mọi cách để không cho Tấm đi cùng. Thế nhưng, người tốt thì luôn được đền đáp xứng đáng. Bên cạnh Tấm luôn có sự giúp đỡ của ông Bụt, cùng Tấm vượt qua mọi mưu mẹo của hai mẹ con Cám. Tấm được đi trẩy hội và tình cờ Tấm chiếm được cảm tình của vua và trở thành hoàng hậu. Lúc này, mâu thuẫn truyện đã được đẩy lên đến đỉnh điểm, trở thành mâu thuẫn một mất một còn...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu: Phân tích các hình thức biến hoá của Tấm trong truyện Tấm Cám
--------------------HẾT-----------------------
Các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 10 khác có liên quan đến tác phẩm bên cạnh dàn ý Phân tích các hình thức biến hóa của Tấm trong truyện Tấm Cám như: Phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám; Kể lại truyện Tấm Cám theo lời của nhân vật Tấm; Bản chất mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám; Phân tích thân phận và con đường đi đến với hạnh phúc của Tấm trong truyện Tấm Cám.