Dàn ý nghị luận về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
1. Mở bài
Giới thiệu trích đoạn nghị luận: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
2. Thân bài
a. Nỗi lòng đau đớn, tủi hờn của người chinh phụ
- Không gian: chật hẹp: nơi hiên nhà, trong căn phòng lạnh lẽo,..
- Hành động:
+ “dạo hiên vắng”, "thầm gieo từng bước”: bóng hình lẻ loi, cô độc, nỗi u hoài nặng trĩu tâm can nơi tâm hồn chinh phụ.
+ Hành động cứ lặp lại lặp lại trong vô thức, nỗi mong ngóng, chờ đợi chồng đã bao trùm lấy tâm trí.
+ Đôi tay gầy guộc cứ cuốn lấy chiếc rèm, nâng lên rồi hạ xuống.
+ Các động từ "dạo", "ngồi" kết hợp với các từ chỉ sự ít ỏi "trống trải", "hiên vắng" cùng nhịp thơ chầm chậm thể hiện sự cô đơn, trống vắng tâm khảm người chinh phụ.
+ Trong chờ tiếng chim thước mang niềm vui tới những chim thước cũng “bặt vô âm tín”
- Ánh đèn vô tri sao có thể hiểu thấu nỗi lòng.
- Phép điệp ngữ bắc cầu "Đèn biết chăng-đèn có biết" lại càng gợi nỗi buồn, nỗi cô đơn như trải dài thêm ra, khắc khoải thêm ra.
- Nỗi buồn tái tê đến nghẹn ngào, lời thốt ra cũng chẳng đặng.
- Cảnh thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng: gà eo óc,...
b. Nỗi thương nhớ chồng của người chinh phụ
- Gửi gắm lòng mình đến người thương nơi biên ải xa xôi.
- Những hình ảnh tượng trưng “non Yên” , “gió đông” càng khắc hoạ khoảng cách xa xôi vô ngần.
- Nỗi nhớ càng thêm dài, khoảng cách lại càng xa xôi, “thăm thẳm”.
3. Kết bài
Khẳng định giá trị của đoạn trích.
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
2. Thân bài
a. Nỗi nhớ của người chinh phụ thấm vào bức tranh ngoại cảnh, thể hiện qua những hành động mang đầy tâm trạng
- Ngoại cảnh:
+ Không gian hiên vắng, căn phòng chật hẹp, tù túng (trong rèm, ngoài rèm), tính từ vắng, thưa gợi sự trống vắng, quạnh hiu
+ Thời gian: đêm khuya (ngọn đèn) thể hiện sự cô đơn
- Hành động:
+ “dạo hiên vắng”: trạng thái lặp đi lặp lại, thể hiện sự bồn chồn, lo lắng
+ Nhịp thơ chậm rãi, khoan thai, tái hiện bước đi âm thầm, lặng lẽ, nặng nề, đầy tâm trạng của người chinh phụ.
+ Hết buông rèm lại cuốn rèm lên (“rủ thác đòi phen”)
→ Tâm trạng bồn chồn, khắc khoải không yên.
+ Ngóng chờ tin chim thước: “thước chẳng mách tin”, cũng là mong tin chồng nhưng không có hồi âm.
- Hình ảnh ẩn dụ về ngọn đèn thể hiện nỗi nhớ da diết, khắc khoải, xót xa.
+ Câu hỏi tu từ “đèn biết chăng”
+ Điệp ngữ bắc cầu “đèn biết chăng - đèn có biết” thể hiện sự cô đơn, chán chường, tuyệt vọng.
- Người chinh phụ trực tiếp thổ lộ nỗi lòng: “Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”
b. Người chinh phụ chìm sâu vào nỗi cô đơn, nhớ thương chồng
- Không gian ngoại cảnh được mở rộng theo chiều kích cao rộng của miền non Yên:
+ Gợi nên khoảng cách địa lí xa xôi.
+ Là không gian tràn ngập nỗi nhớ trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình.
- Tác giả đã sử dụng hàng loạt từ láy như “thăm thẳm”, “đau đáu”, “thiết tha” kết hợp cùng biện pháp điệp ngữ: “non Yên - non Yên”, “đường lên bằng trời - trời thăm thẳm” để nhấn mạnh nỗi đau đớn nỗi sầu tủi của người chinh phụ.
- Cảnh vật mang nặng tâm trạng và chất chứa sự buồn thương: “Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun”.
3. Kết bài
Đánh giá ý nghĩa tâm trạng của người chinh phụ
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Đi từ cảnh chiến tranh, loạn lạc trong xã hội cũ khiến nhiều gia đình phải chịu cảnh chia li, từ biệt.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã phản ánh nỗi khát khao hạnh phúc của người vợ khi phải tiễn chồng lên đường ra chiến trận.
2. Thân bài
- Nỗi cô đơn của người con gái: "Dạo hiên vắng... đòi phen"
+ Những bước đi quen thuộc, vẫn dạo hiên như mỗi ngày mà lòng thật buồn, bước chân như nặng trĩu bởi hiên "vắng" bóng người thương.
+ Bước đi đầy thẫn thờ, mỗi bước chân mang nặng nỗi sầu bi, ngồi nơi rèm thưa nhưng lòng chẳng chịu yên.
- Giờ đây chỉ mình nàng với ngọn đèn khuya bầu bạn, nhưng "Đèn có biết.... người khá thương".
+ Thực tại quá đỗi phũ phàng, đèn sao có thấu được nỗi lòng này.
+ Nỗi cô đơn, mong ngóng này chỉ mình nàng thấu, mình nàng chịu đựng, không ai có thể sẻ chia, thấu hiểu.
- "Khắc chờ đằng đẵng... biển xa": Nỗi nhớ mênh mang chiếm lấy tâm trí người chinh phụ khiến nàng chẳng yên giấc
- "Hương gượng... ngại chùng":
+ Gượng gạo soi gương thì chỉ buông những giọt lệ trĩu nặng buồn thương.
+ Gảy tiếng đàn mang khúc nhạc yêu thương thì phím loan cũng đứt.
=> Gắng gượng thoát khỏi nỗi cô đơn bao nhiêu thì nỗi cô đơn càng bủa vây bấy nhiêu.
- "Lòng này... bằng trời": Khoảng cách càng ngày càng lớn, càng xa xôi cách trở
+ Chỉ biết mượn cơn gió đông kia gửi đến chàng những lời yêu thương.
+ Khát khao đau đáu được gặp lại người chồng, lo lắng cho chồng nơi biên ải đầy hiểm nguy.
3. Kết bài
- Tác phẩm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã nói lên tiếng lòng của bao người phụ nữ trong xã hội cũ đồng thời là tiếng nói tố cáo bao cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm chia lìa hạnh phúc lứa đôi.
1. Mở bài
Đặng Trần Côn đã viết nên tác phẩm Chinh phụ ngâm như một khúc ngân xé lòng về nỗi đau về khát khao hạnh phúc của người chinh phụ xưa khi phải rời xa người thương.
2. Thân bài
- Bước đi đầy thẫn thờ, mỗi bước chân mang nặng nỗi sầu bi
- Ngồi nơi rèm thưa mà lòng chẳng chịu yên, mong chờ tiếng chim thước báo tin chàng trở về cho thỏa lòng mong mỏi, vậy mà chẳng một tiếng kêu.
- Nỗi buồn khổ thốt chẳng nên lời, xót thương cho bóng người sầu muộn bên hoa đèn cô đơn, ủ rũ, buồn thương.
- Cảnh vật giờ đây cũng như tâm trạng của nàng vậy, thật ảm đạm, hiu hắt, hoang vắng:
+ Tiếng gà eo ốc
+ Bóng hoè phất phơ
- Thời gian dài đằng đẵng như nỗi sầu vô tận.
- Càng gắng gượng thoát khỏi nỗi cô đơn bao nhiêu thì nỗi cô đơn lại càng bủa vây chiếm lấy cả tâm hồn nàng:
+ Gượng gạo soi gương thì lệ buông
+ Gảy tiếng đàn mang khúc nhạc tình yêu thì dây đứt
- Muốn mượn cơn gió đông kia gửi đến chàng những lời yêu thương thắm thiết nhất nơi đáy lòng mình.
3. Kết bài
Thông qua tâm trạng bi thiết của người chinh phụ, tác giả đã nói lên tiếng lòng của bao người phụ nữ trong xã hội đồng thời là tiếng nói tố cáo bao cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm chia lìa hạnh phúc lứa đôi.
Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn là một kiệt tác văn học của nước nhà. Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể trường đoản cú với 467 câu thơ. Sau khi ra đời, Chinh phụ ngâm được nhiều người dịch lại, song bản dịch thành công nhất có lẽ là bản dịch của Đoàn Thị Điểm. Trích đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được trích ra từ tác phẩm với 24 câu thơ đầy xót xa, diễn ra tâm trạng buồn tủi, nỗi cô đơn, thương nhớ và nỗi khát khao hạnh phúc của người vợ có chồng ra trận.
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”
Chồng ra chiến trận, người vợ một mình cô lẻ nơi không gian chật hẹp. Hình ảnh bóng người phụ nữ cô độc dạo trước hiên nhà vắng vẻ khiến ta không khỏi xót xa....(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu: Nghị luận về Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
-------------------------HẾT------------------------------
Trinh phụ ngâm của tác giả Đặng Trần Côn được giới thiệu với các em học sinh ở tuần thứ 27 SGK Văn lớp 10. Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Ngoài Dàn ý nghị luận về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Các bài văn mẫu hay được giáo viên yêu cầu với tác phẩm này bao gồm: Cảm nhận đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngắn gọn, Phân tích đoạn trích Sau phút chia li, Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.