Dàn ý Nghị luận về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng

Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý số 1
2. Dàn ý số 2
3. Dàn ý số 3
4. Dàn ý số 4
5. Dàn ý số 5
6. Bài văn mẫu

Dàn ý Nghị luận về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng


I. Dàn ý Nghị luận về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng, mẫu 1 (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nhân vật Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng”.

2. Thân bài

- Từ Hải- Người anh hùng có lý tưởng và khát vọng cao đẹp:
+ Hoàn cảnh ra đi: “hương lửa đương nồng”: tình cảm vợ chồng hạnh phúc, song vẫn nuôi chí lập nghiệp lớn.
+ Hành động, ý nghĩ: “thoắt” , “động lòng bốn phương” “trông vời” : dứt khoát, nhanh lẹ,  quyết tâm lập công danh lừng lẫy.
+ Tư thế: “lên đường thẳng rong”: thong dong, dứt khoát, không vướng bận, quyến luyến.

- Từ Hải- người trượng phu trọng tình nghĩa:
+ Từ chối mong muốn đi theo của Thuý Kiều.
+ Động viên, mong nàng hãy vượt lên những tình cảm thông thường vốn có của nữ nhi để sánh cùng chí lớn của chàng.
+ Thấu hiểu tâm tư Thuý Kiều và trân trọng tình cảm của Kiều.
+  Bậc trượng phu không muốn Kiều phải chịu nhiều bận tâm, khổ cực vì mình.
+ Lời hứa hẹn “rước nàng nghi gia” ngày chiến thắng trở về.

- Từ Hải- Người anh hùng có bản lĩnh, dũng cảm, tự tin:
+ Ra đi bằng quyết tâm, trở về bằng chiến thắng: “mười vạn tinh binh”. “tiếng chiêng dậy đất”, “bóng tinh rợp đường”,…
+ Lời hẹn “một năm sau”: tự tin vào tài năng, chiến thắng trong thời gian ngắn của bản thân.
+ Hành động lên đường: “quyết lời” , "dứt áo", “ra đi”:  mạnh mẽ, dứt khoát, không chút buồn vương, vướng bận.
+ Hình ảnh cánh chim bằng: cưỡi gió, vượt mây- biểu tượng cho ước mơ chinh phục khát vọng, lập nên vinh quang trong sự nghiệp của Từ Hải. 

3. Kết bài

Khẳng định lại vẻ đẹp của Từ Hải và tài năng của Nguyễn Du.
 

II. Dàn ý Nghị luận về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng, mẫu 2 (Chuẩn)

1. Mở bài: 

Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du, đoạn trích Chí khí anh hùng và dẫn dắt vào nhân vật Từ Hải.

2. Thân bài: 

a. Lý tưởng cao đẹp, khát vọng tung hoành
- “Hương lửa đương nồng”: Cuộc sống đang yên vui hạnh phúc nhưng Từ Hải quyết tâm ra đi vì chí lớn.
- “Động lòng bốn phương”: Người anh hùng mang trong mình chí nguyện lập nên công danh, sự nghiệp vẻ vang.
- “Thanh gươm”, “yên ngựa”- “lên đường thẳng dong”: Khí phách hiên ngang, hành động quyết đoán đầy bản lĩnh.
=> Khát vọng được lên đường, tung hoành ngang dọc để thỏa đáng lý tưởng của đấng trượng phu.

b. Từ Hải là người có bản lĩnh, khí phách anh hùng
- Khi Thúy Kiều tỏ ý muốn đi cùng, Từ Hải từ chối khéo léo và khuyên nhủ nàng cố gắng vượt qua tâm tình của nữ nhi, xứng đáng là nữ nhi của anh hùng xuất chúng.
- Chí khí của Từ Hải có thể vượt lên trên tình cảm cá nhân, không bị vướng bận, đắn đo mà dứt khoát mạnh mẽ.
- Bản lĩnh và sự tự tin vào tài năng của mình sẽ mang về tiếng tăm, sự nghiệp lẫy lừng khiến cho cuộc sống cùng nàng Kiều tốt đẹp hơn. “Mười vạn tinh binh”, “rước nàng nghi gia”...

c. Con người Từ Hải dứt khoát, quyết ra đi không vì tình yêu mà quên đi lý tưởng
- Quyết tâm dứt áo ra đi mặc dù biết con đường lập nghiệp đầy gian nan, vất vả
- Lời hứa “một năm” là thời gian ước định cho khát vọng công danh, sự nghiệp, người anh hùng Từ Hải tự tin vào bản thân sẽ chỉ cần một năm để làm nên chuyện lớn
- Gác lại tình yêu thương mặn nồng, người anh hùng ra đi với lý tưởng cao đẹp mang tầm vóc vũ trụ.

3. Kết bài: 

Khẳng định giá trị ý nghĩa hình ảnh nhân vật Từ Hải, nêu cảm nhận của em về nhân vật này.
 

III. Dàn ý Nghị luận về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng, mẫu 3 (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về truyện Kiều.
- Dẫn dắt vào nhân vật Từ Hải.

2. Thân bài

a. Vẻ đẹp lý tưởng của Từ Hải
- Hoàn cảnh: Tình cảm Từ- Kiều đang hạnh phúc, sum vầy “hương lửa đương nồng”.
- Khát vọng của đấng trượng phu: “động lòng bốn phương”: nuôi chí lớn lập công danh trong thiên hạ.
- Tư thế: ngạo nghễ, tự tin.
- Hành động: mạnh mẽ, dứt khoát “thoắt”.

b. Vẻ đẹp khí phách, bản lĩnh, tài năng của Từ Hải
- Khéo léo từ chối lời đề nghị của Kiều. Mong muốn nàng vượt qua những thói nữ nhi thường tình.
- Tin tưởng vào chiến thắng, lập nên nghiệp lớn: “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất”, …
- Lời hẹn ước đầy chắc chắn, tự tin “rước nàng nghi gia”.

c. Vẻ đẹp trong hành động ra đi của Từ Hải
- Tư thế, hành động: “quyết lời”, “dứt áo”,”ra đi”: mau lẹ, dứt khoát, không bịn rịn, lưu luyến.
- Hình ảnh ẩn dụ: “bằng đã đến kì dặm khơi”: tầm vóc lớn lao, kì vĩ của khát vọng người anh hùng.

3. Kết bài

Khẳng định lại vẻ đẹp nhân vật.
 

IV. Dàn ý Nghị luận về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng, mẫu 4 (Chuẩn)

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả và tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật Từ Hải

2. Thân bài:

a. Lí tưởng cao đẹp, khát vọng tung hoành bốn phương:
- Hoàn cảnh: Cuộc sống của Từ Hải và Thuý Kiều đang hạnh phúc, yên vui "nửa năm hương lửa đương nồng".
- Từ Hải quyết tâm ra đi vì chí lớn:
+ "Thoắt": Hành động dứt khoát, sự mau lẹ.
+ "Động lòng bốn phương": Chí nguyện lập công danh sự nghiệp trên thiên hạ.
+"Trông vời ...mang": Từ Hải nhìn ra phía xa xôi, mong muốn được lên đường.
+"thanh gươm", "yên ngựa", "lên đường thẳng rong": Tư thế hiên ngang, hành động ra đi dứt khoát, không do dự.

b. Người anh hùng có bản lĩnh phi thường, tài năng và sự quyết tâm cao độ:
- Thuý Kiều bày tỏ muốn đi cùng Từ Hải, chàng từ chối khéo léo:
+ "Tâm phùng tương tri": Hai người đã rất hiểu nhau, là tri kỉ của nhau
+ Từ Hải mong nàng vượt lên tâm tình của nữ nhi thường tình, xứng đáng là tri kỉ của người anh hùng.

- Sự từ chối khéo lẽo của Từ hải cho thấy chí khí của chàng vượt lên trên tình cảm cá nhân.
- Chàng còn tự tin vào khát vọng và tài năng của mình "Bao giờ ...nghi gia".
+ "Mười vạn tinh binh", "tiếng chiêng dậy đất", "bóng tinh rợp đường": Khát vọng lớn lao của Từ Hải, có sự nghiệp lững lầy, mang tầm vóc vũ trụ.
+ "Làm cho rõ mặt phi thường": Cho thiên hạ thấy được tài năng xuất chúng của chàng.
+ "Rước nàng nghi gia": Lời hứa cho Thúy Kiều danh phận và cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.

- Lời hứa của Từ Hải khi ra đi, cho thấy sự tự tin của chàng:
+ "Bốn bể là nhà": Sự vất vả gian nan của chàng buổi đầu lập nghiệp.
+ "Một năm": Thời gian ước định cho lời hứa của Từ Hải với Kiều, ước định cho khát vọng của chàng =>niềm tin vào tài năng của mình.

- Hình ảnh Từ Hải dứt khoát ra đi đầy bản lĩnh:
+ Sử dụng các động từ mạnh "dứt", "quyết", "ra đi": thái độ dứt khoát mau lẹ, bản lĩnh của Từ Hải.
+ "gió mây ... khỏi": Hình ảnh ẩn dụ khát vọng của người anh hùng như chim bằng bay lên cùng gió mây => mang tầm vóc vũ trụ.


3. Kết bài:

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Cảm nghĩ về nhân vật


V. Dàn ý Nghị luận về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng, mẫu 5 (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm "Truyện Kiều".
- Giới thiệu những nét khái quát về đoạn trích "Chí khí anh hùng" (Khái quát vị trí đoạn trích, những nét đặc sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích,...)
- Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận: Nhân vật Từ Hải trong đoạn trích "Chí khí anh hùng".

2. Thân bài

a. Từ Hải với khát vọng lên đường và khao khát được tung hoành, vùng vẫy khắp bốn phương
- Hoàn cảnh: Thời điểm "hương lửa đương nồng" - tình yêu, cuộc sống của Thúy Kiều và Từ Hải đang độ mặn nồng, êm ấm và hạnh phúc.
- Cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh gợi lên tư thế, khát vọng tung hoành khắp đó đây của anh hùng Từ Hải:
+ "Thoắt": Sự dứt khoát, mau lẹ của Từ Hải.
+ "Bốn phương": một không gian vũ trụ bao la, rộng lớn, gợi lên khát vọng lập công danh, sự nghiệp, tung hoành khắp năm châu bốn bể.
+ "Thanh gươm", "yên ngựa" và "lên đường thẳng rong": Gợi lên hình ảnh người anh hùng Từ Hải một mình, một ngựa, một gươm lên đường không chút do dự để thực hiện khát vọng của bản thân.

b. Từ Hải là người anh hùng có chí khí, có tài năng, luôn tự tin vào tài năng của bản thân và có khao khát hạnh phúc phi thường.
- Nghe Thúy Kiều bày tỏ nỗi niềm muốn được đi cùng, Từ Hải đã nhẹ nhàng trách móc và khéo léo từ chối:
+ "Tâm phúc tương tri", là người tri kỉ có thể thấu hiểu mọi nỗi niềm tâm sự, mọi quyết định của chàng.
+ Mong muốn Thúy Kiều sẽ vượt lên trên những nỗi niềm mong muốn đời thường của người con gái để xứng đáng làm người tri âm, tri kỉ của bậc anh hùng.
→ Sự từ chối ấy cho thấy Từ Hải đã vượt lên trên tình cảm cá nhân, không chút bịn rịn, lưu luyến mà quên đi lí tưởng, khát vọng lớn lao của mình.

- Tự tin vào tài năng của chính mình và luôn có một khao khát hạnh phúc phi thường.
+ "Mười vạn tinh binh", "tiếng chiêng", "bóng tinh rợp đường": Gợi lên khát vọng lớn lao, mang tầm vóc vũ trụ của người anh hùng Từ Hải.
+ "Làm cho rõ mặt phi thường": Khát vọng tạo lập được một công danh, sự nghiệp lẫy lừng khắp đó đây, xuất chúng trong thiên hạ.
→ Niềm tin sắt đá vào tài năng của chính mình
+ "Rước nàng nghi gia": Đón Thúy Kiều về nhà và cho nàng một danh phận để vợ chồng có cuộc sống sum vầy, hạnh phúc lứa đôi.
→ Từ Hải ra đi không phải chỉ để thực hiện lí tưởng, hoài bão, khát khao của bản thân mình mà còn hướng tới hạnh phúc phi thường trong cuộc sống.

- Lời hứa ngắn gọn với Kiều càng thể hiện rõ sự tự tin của Từ Hải:
+ "Bốn bể không nhà": gơi ra những gian nan, thử thách, khó khăn trong buổi đầu lập nghiệp mà người anh hùng phải đương đầu vượt qua để thực hiện lí tưởng của bản thân mình.
+ "Một năm": Cho thấy sự tự tin của chàng trên con đường chinh phục, thực hiện lí tưởng, khát vọng lớn lao của bản thân.

c. Từ Hải - con người đầy bản lĩnh và dứt khoát khi ra đi
- Sử dụng hàng loạt các từ ngữ "quyết", "dứt", "ra đi" trong cùng một câu thơ tác giả đã cho thấy sự dứt khoát, không do dự của người anh hùng Từ Hải.
- Hình ảnh ẩn dụ "chim bằng" trong câu thơ cuối cùng để thể hiện hình tượng người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hoài bão lớn lao, mang tầm vóc của vũ trụ.

3. Kết bài

Khái quát những đặc điểm cơ bản của nhân vật Từ Hải, nghệ thuật xây dựng nhân vật và nêu cảm nhận của bản thân.


VI. Bài văn mẫu Nghị luận về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (Chuẩn)

Nguyễn Du là tác gia tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Ông đã để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng tác phẩm vô cùng lớn cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều nói chung và trích đoạn Chí khí anh hùng nói riêng, người đọc hẳn sẽ không thể nào quên được chàng trai "đầu đội trời, chân đạp đất" Từ Hải- người anh hùng với chí khí bốn phương và khát khao lập nên nghiệp lớn. Có thể nói, Từ Hải đã trở thành một nhân vật mà ở đó tác giả gửi gắm ước mơ về công lý, công bằng trong xã hội lúc bấy giờ.

" Nửa năm hương lửa động lòng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương"

Sau nửa năm kể từ ngày cứu Thúy Kiều ra khỏi chốn lầu xanh, Kiều và Từ Hải chung sống với nhau, tình cảm rất mực gắn bó thắm thiết "hương lửa đương nồng"...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài mẫu Nghị luận về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng tại đây.

 

Qua Dàn ý Nghị luận về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng, các em sẽ thấy được lí tưởng cao đẹp, tầm vóc đẹp đẽ của người anh hùng Từ Hải dưới ngòi bút sáng tạo của Nguyễn Du.
Em hiểu gì về nhân vật Từ Hải?
Dàn ý nhận xét về cách miêu tả người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng
Dàn ý Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng
Nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích
Dàn ý phân tích khát vọng và lí tưởng anh hùng của Từ Hải qua đoạn trích Chí khí anh hùng
Phân tích khát vọng và lí tưởng anh hùng của Từ Hải qua đoạn trích Chí khí anh hùng

ĐỌC NHIỀU