Dàn ý kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng, cháu Tiên

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng, cháu Tiên
 

I. Dàn ý kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng, cháu Tiên (Chuẩn)

1. Mở bài

- Trong truyền thuyết xa xưa, được ông bà truyền miệng có một truyền thuyết kể về nguồn gốc của con cháu Lạc Hồng có tên Con Rồng, cháu Tiên nhằm giải thích nguồn gốc và ca ngợi vẻ đẹp nòi giống của dân tộc Việt Nam ta, với những phẩm chất cao quý, tốt đẹp.

2. Thân bài

- Ở vùng đất Lạc Việt lúc bấy giờ có vị thần tên Lạc Long Quân, chân thân hình rồng, tài năng, nhiều phép lạ, thường giúp nhân dân làm ăn và tiêu diệt yêu quái.
- Vùng núi phía Bắc có nàng Âu Cơ, thuộc họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.
- Âu Cơ ghé thăm Lạc Việt, hai người nảy sinh tình cảm, nên kết thành vợ chồng.
- Ít lâu sau u Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng lại nở thành trăm người con khôi ngô, sáng sủa, thừa kế những tư chất tốt đẹp của cha mẹ.
- Tuy nhiên không bao lâu sau, Lạc Long Quân sống trên cạn không quen bèn bàn bạc với Âu Cơ chia đôi các con, một người dẫn con xuống thủy cung, một người nuôi con ở trên cạn, mỗi người cai quản một phương, tùy thời mà giúp đỡ nhau.
- Âu Cơ đồng ý, người con trưởng theo Âu Cơ được phong thành vua lấy hiệu là Hùng Vương, cai quản miền đất Lạc Việt cạnh bờ sông Hồng ngày nay.

3. Kết bài

- Con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết thuộc hàng kinh điển trong nền văn học dân gian Việt Nam, cũng vì sự tích này mà nhân dân ta từ bao đời nay vẫn thường tự xưng là con rồng cháu tiên với lòng tự hào nguồn cội sâu sắc.
 

II. Bài văn mẫu kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng, cháu Tiên (Chuẩn)

Con cháu Việt Nam ta thường tự xưng là có nguồn gốc Tiên, Rồng đó cũng không phải là không có căn cứ. Trong truyền thuyết xa xưa, được ông bà truyền miệng có một truyền thuyết kể về nguồn gốc của con cháu Lạc Hồng có tên Con Rồng, cháu Tiên nhằm giải thích nguồn gốc và ca ngợi vẻ đẹp nòi giống của dân tộc Việt Nam ta, với những phẩm chất cao quý, tốt đẹp.

Tương truyền rằng thuở sơ khai, trời đất mới hình thành, mảnh đất Lạc Việt bên cạnh bờ sông Hồng vẫn còn thưa thớt con người sinh sống, trời đất vốn chủ yếu là nơi cư ngụ, ẩn cư của thần tiên. Thuở ấy con của Thần Long Nữ là Lạc Long Quân, có chân thân hình rồng, tài năng xuất chúng, sức mạnh phi phàm, diện mạo khôi ngô tuấn tú, thường giúp dân tiêu diệt các loài yêu quái làm hại dân lành, và dạy nhân dân trồng trọt, chăn nuôi. Những lúc rảnh rỗi thần lại trở về sống với mẹ ở thủy cung, dù đã trưởng thành nhưng thần vẫn chưa có hôn phối bởi vẫn chưa tìm được người thích hợp. Lại kể, ở vùng núi cao phương Bắc,...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng, cháu Tiên tại đây.

----------------------HẾT-------------------------

Dàn ý kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng, cháu Tiên phần nào đã giúp các em hiểu được nội dung bài học mà ông cha ta muốn truyền tải qua truyện Con Rồng, cháu Tiên, để tìm hiểu cụ thể giá trị nội dung tư tưởng được gửi gắm qua câu chuyện, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 6 có cùng chủ đề như: Kể lại truyện Con Rồng Cháu Tiên bằng lời kể của em, Phát biểu cảm nghĩ về truyện Con Rồng, cháu Tiên,  Phân tích truyền thuyết con Rồng cháu Tiên, Kể tóm tắt truyện Con Rồng cháu Tiên.

Người Việt Nam ta luôn tự hào về nguồn gốc Tiên Rồng cao quý, dàn ý kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng, cháu Tiên sẽ cùng các bạn tìm hiểu và lí giải về cội nguồn cao quý cũng như cơ sở của tình đoàn kết giữa 54 dân tộc anh em.
Dàn ý đóng vai Lạc Long Quân kể lại truyện Con Rồng Cháu Tiên
Dàn ý bài văn đóng vai Lê Thận kể lại chuyện sự tích Hồ Gươm
Kể lại một câu chuyện về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam
Dàn ý trong vai bà đỡ Trần, kể lại truyện Con hổ có nghĩa
Đóng vai nhân vật Âu Cơ kể lại câu chuyện Con Rồng Cháu Tiên
Soạn bài Kể chuyện: Người đi săn và con vượn trang 115 SGK Tiếng Việt 3

ĐỌC NHIỀU