1. Mở bài
- Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.
- Câu tục ngữ đề cao vai trò của việc học tập: "Có học mới nên khôn".
2.Thân bài
a. Giải thích từ ngữ, ý nghĩa câu tục ngữ:
- "Học" được đề cập trong câu tục ngữ có nghĩa là gì?
- Thế nào là "nên khôn"?
- Tóm lại, câu tục ngữ cho rằng lợi ích của việc học là gì?
b. Tại sao học thì đem đến "khôn":
- Học bồi đắp tri thức.
- Học hoàn thiện tâm hồn.
- Học để biết cách sống hạnh phúc và ý nghĩa
- Nêu ngắn gọn 1 dẫn chứng.
3. Kết bài
- Câu tục ngữ giản dị mà đúng đắn.
- Thế hệ trẻ càng cần phải học tập.
Nếu coi văn học dân gian là một kho báu, thì tục ngữ chính là những của báu nhỏ gọn nhưng vô cùng giá trị. Bởi tục ngữ chứa đựng sự khôn ngoan, kinh nghiệm sống của cha ông ta. Bàn về tầm quan trọng của việc học, người xưa để lại câu: "Có học mới nên khôn". Câu tục ngữ trên có ý nghĩa rất sâu sắc và đúng đắn, cho mọi người và mọi thời đại.
Vậy thế nào là "Có học mới nên khôn"? Từ bao đời nay, tận thuở bình minh của nhân loại, con người luôn không ngừng học tập. Học là hoạt động tiếp thu tri thức của trí óc con người. Người ta thực hiện hoạt động học dưới mái trường, do người thầy dẫn dắt để sự hiểu biết ngày càng nâng cao. Kiến thức và kinh nghiệm của người thầy giúp cho con đường học tập của chúng ta được dễ dàng hơn, rút ngắn thời gian và công sức của mỗi người. Chính vì vậy mới có câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên". Tuy vậy, không phải ai cũng có điều kiện đến trường, đến lớp để học tập. Lúc đó, người ta vẫn có thể tiến lên bằng cách tự học qua sách vở, qua đời sống, với một quyết tâm thật cao...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Giải thích câu tục ngữ Có học mới nên khôn tại đây.