Dàn ý cảm nhận về tình cha con trong bài thơ Nói với con

Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý số 1
2. Dàn ý số 2
3. Bài văn mẫu

Dàn ý Cảm nhận về tình cha con trong bài thơ Nói với con
 

I. Dàn ý Cảm nhận về tình cha con trong bài Nói với con, mẫu số 1 (Chuẩn):

1. Mở bài

 Giới thiệu từ đề tài tình cảm cha con.

2. Thân bài

* Khái quát chung:
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ: ra đời khi đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân miền núi nói riêng vô cùng khó khăn, thiếu thốn.
- Xuyên suốt bài thơ là tình cảm cha con

* Phân tích, chứng minh
- Tình cảm cha con thể hiện ở những lời cha kể cho con nghe về những kỷ niệm khi con còn nhỏ: (4 câu thơ đầu)
+ Điệp ngữ “một bước hai bước” → sự chuyển động cũng là sự lớn lên từng ngày của đứa trẻ trong vòng tay yêu thương của cha mẹ mình.
+ Cả ngôi nhà như rung lên trong: “tiếng nói, tiếng cười” của cha mẹ: mỗi bước con đi, mỗi tiếng con cười đều được cha mẹ đón nhận và chăm chút.

- Tình cha con khi cha mong muốn con được lớn lên trưởng thành với tinh thần dân tộc quật cường và cách sống yêu thương đồng bào: ( 20 câu thơ tiếp)
+ Hô ngữ “con ơi” → lời thơ trở nên thật tha thiết, trìu mến, càng thể hiện tình cha dành cho con.
+ Các động từ “cài, ken” → động tác khéo léo trong lao động vừa tạo sự gắn bó, quấn quýt của những con người quê hương trong lao động.
+ Đặc biệt dù sống trong nghèo khổ gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương cội nguồn.
+ Người cha tự hào với con về ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc.

- Tình cha con thể hiện qua lời dặn dò, nhắn nhủ: ( 4 câu thơ cuối)
+ Hai tiếng “lên đường” → người con đã lớn khôn và tạm biệt gia đình – quê hương để bước vào trang đời mới.
+ Hai tiếng “nghe con” lắng đọng bao cảm xúc, ẩn chứa tình yêu thương vô bờ bến cha dành cho con.

* Đánh giá lại nội dung nghệ thuật bài thơ
- Thấy được tình cảm cha con qua bài thơ

3. Kết bài

 Khẳng định lại tình cảm cha con luôn đẹp đẽ và sẽ sống mãi trong lòng độc giả.

 

II. Dàn ý Cảm nhận về tình cha con trong bài Nói với con, mẫu số 2 (Chuẩn):

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tình cảm cha con được thể hiện qua lời tâm tình thủ thỉ và cách người cha căn dặn con về lẽ sống và tinh thần tự hào dân tộc

2. Thân bài

- Tình cảm cha con thể hiện ở những lời cha kể cho con nghe về những kỉ niệm hạnh phúc khi con còn nhỏ
- Tình cha con khi cha mong muốn con được lớn lên trưởng thành với tinh thần dân tộc quật cường và cách sống yêu thương đồng bào, ý chí kiên cường
- Tình cha con thể hiện qua lời dặn dò, nhắn nhủ
-  Đặc sắc nghệ thuật

3. Kết bài

Nhận xét khái quát về tình cảm cha con
 

III. Bài văn mẫu Cảm nhận về tình cha con trong bài thơ Nói với con (Chuẩn)

Mỗi khi nhắc đến tình cha con, nhắc đến những tấm lòng yêu thương cao cả vô bờ bến của những người cha dành cho con,... tôi lại nghe đâu đó những câu hát:

 “ Cha không mong những lẽ phi thường
Và cha mong cho con biết sống chân thành
Nơi kia chân trời sáng
Dõi bước con đi và cha mong con lớn khôn”

(Cha và Con – Bức Tường)

Thật vậy, dù có như nào đi chăng nữa chúng ta cũng không thể phủ nhận tình cha dành cho con. Bên cạnh tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp thì tình phụ tử cũng vô cùng cao quý và được giới văn nghệ sĩ quan tâm đến...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nhận về tình cha con trong bài thơ Nói với con tại đây.

Y Phương vốn là một nhà thơ người dân tộc với phong cách thơ nhẹ nhàng, mang âm hưởng của những khúc ru tâm tình, các em học sinh cùng đón đọc dàn ý cảm nhận về tình cha con trong bài thơ Nói với con để hiểu hơn về phong cách thơ ca của nhà thơ này.
Tình cảm cha con trong Cha con nghĩa nặng
Dàn ý tình cảm cha con trong Cha con nghĩa nặng
Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương
Lời bài hát Nhớ Cha, Con Đợi Trong Mơ
Cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương
Dàn ý cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình trong bài thơ Nói với con

ĐỌC NHIỀU