Dàn ý cảm nhận bài thơ Khóc Dương Khuê
1. Mở bài
Giới thiệu bài thơ: Đau buồn trước hung tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã sáng tác bài thơ Khóc Dương Khuê để bày tỏ nỗi lòng mình trước vong linh tri kỷ.
2. Thân bài
* Sơ lược về Dương Khuê và tác phẩm:
- Dương Khuê (1839-1932), hiệu là Vân Trì, quê ở tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), là người học rộng tài cao, cùng đỗ cử nhân với Nguyễn Khuyến, và đỗ Tiến sĩ vào năm 1868, sinh thời đã làm quan đến chức Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình. Là một trong những người bạn tri âm, tri kỷ nhất của Nguyễn Khuyến.
- Khóc Dương Khuê được Nguyễn Khuyến viết vào năm 1902 khi Dương Khuê bệnh mất.
* Hai câu thơ đầu:
- Thể hiện sự buồn thương, bàng hoàng khi người bạn tri kỷ của ông bỗng nhiên bệnh mất.
- Cách gọi "bác Dương" nghe vừa thân thiết vừa kính trọng.
- Nỗi đau xót của tác giả không chỉ khu trú riêng tâm hồn tác giả mà còn vượt ra phủ khắp mây trời, biển nước.
* 14 câu thơ tiếp "Nhớ từ...than trời"
- Là những hồi tưởng của Nguyễn Khuyến về những kỷ niệm với Dương Khuê thời trai trẻ.
- Là kỷ niệm cùng đỗ khoa cử, cùng làm quan chốn quan trường, cống hiến cho đất nước, là tình cảm kính yêu trước sau không đổi, là cuộc gặp gỡ "duyên trời".
- Là những ngày cùng nhau vui vầy thú tao nhã, ngắm cảnh núi sông, làm thơ, uống rượu, nghe đàn, nghe hát,...
- Không chỉ chung vui lúc thái bình mà còn cùng hoạn nạn lúc thế sự nhiễu nhương.
=> Tất cả những kỷ niệm ấy đều in dấu sâu đậm trong lòng Nguyễn Khuyến, là những thú vui, là những hạnh phúc dẫu thông thường, giản dị thế nhưng lại mang nhiều ý nghĩa sâu sắc với tác giả.
* 6 câu thơ tiếp "Bác già...chưa can":
- Những khó khăn về sức khỏe đã không cho phép hai người tri kỷ không có nhiều cơ hội gặp nhau.
- Niềm vui mừng, hạnh phúc khi gặp lại bạn sau thời gian dài xa cách, nỗi an tâm về sức khỏe của bạn.
=> Tình cảm càng trở nên tha thiết, sâu nặng.
* 10 câu thơ tiếp "Kể tuổi...tiếng đàn"
- Nỗi bàng hoàng, xót xa vì bạn hiền ra đi đột ngột
- Người đã mất, đứng trước những thú vui vốn là tao nhã, là thú vị khi xưa thì hôm nay nó cũng trở nên nhạt nhòa, không còn hứng thú.
- Sự trống rỗng đến tột cùng trong tâm hồn tác giả mà không một âm điệu, không một vần thơ, không một thứ rượu ngon nào có thể bù đắp.
- Nguyễn Khuyến sử dụng tinh tế các điển cố cùng ngôn từ điêu luyện, âm điệu đậm những nỗi trầm buồn, nuối tiếc xa xăm càng thể hiện được tình nghĩa thắm thiết, sâu sắc của mình với người tri kỷ đã khuất.
* 4 câu thơ cuối:
- Mọi nỗi đau, mọi nỗi nhớ dường như đã ép cả vào lòng, chôn giấu vào tim, chẳng thể khóc thành tiếng, nước mắt cũng không thể "chứa chan" mà đều chảy cả vào tâm hồn của thi sĩ.
- Đó là nỗi đau tận cùng, tột bậc không khóc thành tiếng, không thể nói thành lời được nữa.
3. Kết bài
- Nội dung: Niềm xót thương sâu sắc trước người bạn đã khuất, ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, thiêng liêng sâu sắc của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.
- Nghệ thuật: Thể thơ song thất lục bát, với ngôn ngữ giản dị, thân tình, trong sáng, đậm chất suy tưởng, trầm ngâm, với nhiều những điển tích, điển cố sâu sắc.
Trong cuộc đời mỗi con người để tìm cho mình một người bạn tri âm, tri kỷ có thể cùng nhau chia sẻ chuyện thế gian, cùng trân trọng lẫn nhau là điều không hề dễ dàng. Thế nên lúc đã may mắn có được rồi, thì khi họ mất đi lại càng khiến con người ta thêm đau xót không cùng. Nguyễn Khuyến đã rất may mắn khi có một tri kỷ ở đời là Dương Khuê, tuy nhiên sinh lão bệnh tử ở đời là chuyện khó tránh khỏi. Dương Khuê về với cõi tây thiên cực lạc, đau buồn trước tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã viết bài thơ Khóc Dương Khuê để thể hiện tấm lòng xót đau cho người bạn tri kỷ, đồng thời hồi tưởng về những ký ức đẹp đẽ thuở sinh thời của Dương Khuê với mình.
Dương Khuê (1839-1932), hiệu là Vân Trì, quê ở tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), là người học rộng tài cao, cùng đỗ cử nhân với Nguyễn Khuyến, và đỗ Tiến sĩ vào năm 1868,...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nhận bài thơ Khóc Dương Khuê tại đây.
---------------------HẾT------------------------
Bài thơ Khóc Dương Khuê của nhà thơ Nguyễn Khuyến được biên soạn trong chương trình học SGK Ngữ văn lớp 11 vào tuần 3, ở trên là dàn ý cảm nhận bài thơ Khóc Dương Khuê. Ngoài ra các em học sinh còn có thể tham khảo thêm một số bài như: Cảm nhận bài thơ Khóc Dương Khuê, Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê, Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê, Soạn bài Khóc Dương Khuê.