Dàn ý bức tranh xuân trong Cảnh ngày xuân và Mùa xuân nho nhỏ
Giới thiệu khái quát về bức tranh xuân trong "Cảnh ngày xuân" của Nguyễn Du và "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
a. Vẻ đẹp của bức tranh xuân trong "Cảnh ngày xuân" của Nguyễn Du
- Hình ảnh "chim én đưa thoi" tạo nên sự sinh động, mang ý niệm ẩn dụ về dòng thời gian đang trôi chảy.
- Gam màu nổi bật của bức tranh xuân là sắc xanh của "cỏ non" đến "tận chân trời", gợi không gian bao la, khoáng đạt và tràn trề sức sống.
- Cành hoa lê xuất hiện điểm xuyết với sắc trắng tinh khôi: "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa".
b. Vẻ đẹp của bức tranh xuân trong "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
- Hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc: "dòng sông", "bông hoa", chim chiền chiện", "giọt long lanh rơi".
- Sức sống của cỏ cây được nhấn mạnh qua biện pháp đảo ngữ: "Mọc giữa dòng sông xanh".
- Tiếng chim chiền chiện tạo nên thanh âm trong trẻo, cao vút và ngân vang.
c. Đánh giá về bức tranh xuân trong "Cảnh ngày xuân" của Nguyễn Du và "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
- Điểm chung:
+ Đều là những bức tranh xuân với vẻ đẹp riêng biệt và tràn đầy sức sống.
+ Thể hiện tài năng nghệ thuật của các tác giả.
+ Thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên của thi nhân.
- Điểm khác biệt:
+ Mùa xuân trong "Cảnh ngày xuân" gắn liền với ngày lễ thanh minh qua những thi liệu và bút pháp của thơ ca trung đại.
+ Bức tranh mùa xuân của Thanh Hải lại được khám phá ở những hình ảnh chân thực gần gũi với vẻ đẹp của xứ Huế gắn với công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
Đánh giá khái quát về vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân trong hai tác phẩm.
Nguyễn Du và Thanh Hải, hai con người của hai thế hệ, tuy sống trong những thời kỳ khác nhau nhưng họ đều viết về mùa xuân bằng những hình ảnh, ngôn từ đẹp đẽ, dành cho mùa xuân tình cảm yêu thương, trân trọng nhất, điều này thể hiện rõ nét qua hai bài thơ “Cảnh ngày xuân” và “Mùa xuân nho nhỏ”.
a. Giống nhau
- Bức tranh mùa xuân hiện lên với vẻ đẹp đẽ, thi vị.
- Vạn vật thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá đều đua nhau xanh tươi và đằm thắm.
- Chim hót chân hòa trong ánh nắng tươi đẹp của trời xuân
- Hai không gian xuân cách nhau mấy ngàn năm vậy mà mùa xuân vẫn cứ như thế, thiên nhiên xuân vẫn đầy sức hút, vẫn đều mang dáng dấp của mùa xuân đất Việt, đầy gợi cảm, đầy khoáng đạt, nhẹ nhàng.
- Hai bức tranh xuân đều được cảm nhận qua tâm hồn của những người thì sĩ giàu tình cảm, yêu thiên nhiên
b. Khác nhau
- Cảnh xuân trong "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải:
+ Lời thơ năm chữ ngắn gọn, không hoa mỹ, phô trương
+ Giữa dòng Hương thơ mộng mọc lên một bông hoa tím biếc xinh tươi với sự sống mạnh mẽ.
+ Chim chiền chiện ca hát đón chào niềm vui của trời xuân, góp tiếng hát của mình vào niềm vui của đất trời.
+ Từng giọt long lanh của tiếng chim hay cũng chính là giọt sương, giọt xuân của đất trời
+ Thanh Hải đã thưởng thức xuân bằng tất cả các giác quan của mình.
+ Những tình cảm nâng niu, trân quý nhất của tác giả cho chính bao vẻ đẹp diệu kỳ của mùa xuân.
- Cảnh xuân trong "Cảnh ngày xuân" của Nguyễn Du:
+ Viết theo thể thơ lục bát, bức tranh xuân khắc hoạ nhẹ nhàng qua bút pháp chấm phá, điểm xuyết.
+ Cánh én thong dong chao liệng trong cảnh xuân
+ Ánh nắng trong ngần, tươi đẹp của đất trời
+ Những thảm cỏ non xanh xa tít tắp
+ Cành lê điểm những bông hoa trắng tinh khôi hài hoà trên nền xanh của lá
+ Cảm nhận xuân chủ yếu bằng thị giác
Giữa vô vàn những tác phẩm về xuân, thơ xuân của Nguyễn Du và Thanh Hải vẫn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong văn học của dân tộc và trong trái tim mỗi người đọc qua bao thế hệ.
- Mùa xuân là mùa lay động rất nhiều tâm hồn thi sĩ.
- Cùng chung nguồn cảm hứng thơ xuân này, Nguyễn Du và Thanh đã tái hiện lên những bức tranh xuân rất đẹp trong “Cảnh ngày xuân” và “Mùa xuân nho nhỏ”.
* Bức tranh xuân trong “Cảnh ngày xuân”
- Hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ điển “chim én đưa thoi” vừa báo hiệu về thời gian vừa gợi dòng thời gian đang trôi chảy.
- Sắc xanh của cỏ trải dài đến tận chân trời, không gian rộng lớn, mênh mông, khoáng đạt.
- Nghệ thuật điểm xuyết sắc trắng của hoa lê khiến bức tranh trở nên tinh khôi, tươi sáng.
* Bức tranh xuân trong “Mùa xuân nho nhỏ”
- Những hình ảnh thơ quen thuộc, gắn liền với mảnh đất xứ Huế: dòng sông xanh, sắc hoa tím, chim chiền chiện…
- Hành động “đưa tay… hứng” sự trân trọng của nhà thơ dành cho mùa xuân.
* Tổng kết
- Điểm giống:
+ Đều là những bức tranh mùa xuân căng tràn sức sống.
+ Đều thể hiện sự quan sát, khả năng miêu tả tinh tế cũng như tình yêu thiên nhiên sâu sắc của cả hai nhà thơ.
- Khác:
+ Giai cảnh lịch sử cũng như hoàn cảnh sống riêng đã làm nên sự khác biệt về cách miêu tả, cách sử dụng ngôn từ, thể thơ cũng như các bút pháp miêu tả…
Tổng hợp lại vấn đề: Dù có những sự khác nhau song cả hai bài thơ đều thể hiện được tình yêu thiên nhiên, đất nước của các tác giả.
Vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời luôn là đề tài quen thuộc khơi gợi những xúc cảm trong tâm hồn người thi sĩ. Trong bức tranh phong phú, đa dạng đó, mùa xuân là mảnh đất được khai phá với vẻ đẹp tươi mới, khoáng đạt và tràn đầy sức sống. Điều này đã được thể hiện rõ qua bức tranh xuân "Cảnh ngày xuân" của Nguyễn Du và "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
"Cảnh ngày xuân" là trích đoạn thuộc phần thứ nhất: "Gia biến và lưu lạc" của kiệt tác "Truyện Kiều". Ở đoạn trích này, đại thi hào Nguyễn Du đã tái hiện một bức tranh xuân với vẻ đẹp khoáng đạt, tinh khôi:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Bằng thể thơ lục bát dân tộc cùng ngôn ngữ giàu hình ảnh, tác giả đã phác họa bức tranh mùa xuân đất trời vào giữa tháng ba với sự xuất hiện của những cánh én chao liệng trên bầu trời cao rộng...(Còn lại)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Bức tranh xuân trong Cảnh ngày xuân và Mùa xuân nho nhỏ tại đây.
------------------------HẾT-------------------------
Trên đây là 3 mẫu Dàn ý bức tranh xuân trong Cảnh ngày xuân và Mùa xuân nho nhỏ, để có thêm những đơn vị kiến thức hữu ích cho việc phân tích, cảm nhận hai bài thơ, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 9 có liên quan khác như: Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Suy nghĩ của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Bức họa mùa xuân qua 4 câu thơ đầu bài Cảnh ngày xuân, Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân.