Dàn ý bức tranh tâm trạng của người thi sĩ được thể hiện qua bài thơ Tĩnh dạ tư

Dàn ý bức tranh tâm trạng của người thi sĩ được thể hiện qua bài thơ Tĩnh dạ tư

1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Bức tranh tâm trạng người thi sĩ thể hiện qua bài thơ với sự thơ mộng và tình yêu quê hương da diết, nồng cháy

2. Thân bài
- Khái quát hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: "Tĩnh dạ tứ" được sáng tác khi nhà thơ đang phiêu bạt nơi quê người, vào một đêm thanh cảnh, trời trong gió mát, ánh trăng sáng vằng vặc trên trời cao.
- Tâm trạng của nhà thơ thể hiện theo mạch cảm xúc
+ Hai câu đầu:
Tâm trạng mơ màng, thơ mộng ngắm trăng trong khung cảnh yên bình, thanh tĩnh,
Trăng làm bạn, làm nàng thơ của thi sĩ
+ Hai câu sau:
Tình cảm nhớ thương quê hương nồng nàn, da diết, nhận ra sự cô liêu, hiu quạnh của mình trong khung cảnh nơi phòng trọ nhỏ bé.
Ánh trăng như cố nhân gợi nhớ về tình cảm với quê hương lâu ngày cách trở

3. Kết bài
Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật và bức tranh tâm trạng nhà thơ

Xem bài mẫu: Bức tranh tâm trạng của người thi sĩ được thể hiện qua bài thơ Tĩnh dạ tư

Bài thơ Tĩnh dạ tư trích trong bài Cảm nghĩ đêm thanh tĩnh của nhà Thơ Lí Bạch được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 7 bài số 10. Bên cạnh Dàn ý bức tranh tâm trạng của người thi sĩ được thể hiện qua bài thơ Tĩnh dạ tư, Các em học sinh có thể tham khảo thêm những bài viết như: Tình yêu quê hương trong hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Nỗi nhớ quê hương trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của nhà thơ Lí Bạch. 

 

Đọc bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, ta không chỉ được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên đêm trăng tĩnh lặng, huyền diệu mà còn thấy được bức tranh tâm trạng của người thi sĩ được thể hiện qua bài thơ Tĩnh dạ tứ, các em có thể đón đọc dàn ý phân tích mẫu để thấy được điều đó.
Phân tích khổ 3 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Phân tích bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử
Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Đây thôn Vĩ Dạ
Dàn ý bức tranh thu và tâm trạng của Đỗ Phủ trong Thu hứng
Dàn ý Phân tích bức tranh thiên nhiên trong Bảo kính cảnh giới, bài 43
Cảm nhận về vẻ đẹp của con người Hàn Mạc Tử qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

ĐỌC NHIỀU