Dàn ý bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai thực dân phong kiến trong Tức nước vỡ bờ
1. Mở bài
- Giới thiệu về đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" từ tác phẩm "Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố.
- Giới thiệu về hình ảnh tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai thực dân phong kiến.
2. Thân bài
a. Bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai thực dân phong kiến được thể hiện qua việc dồn người nông dân vào bước đường cùng không lối thoát
- Phân tích hoàn cảnh của chị Dậu: Nghèo túng đến cùng cực, bán chó, bán con để đóng thuế và anh Dậu đang giữa cơn bạo bệnh, vừa mới được tha về.
- Lũ tôi tớ, tay sai thực dân thu những thứ thuế vô lí để bóc lột vắt kiệt sức lực của người dân: thu thuế của cả người sống lẫn người đã chết.
b. Lũ tôi tớ, tay sai thực dân sử dụng những công cụ tra tấn cùng hành động tàn nhẫn để thu thuế, bất chấp tính mạng con người
- Hành động tàn nhẫn: "Sầm sập tiến vào", "sầm sập đến", "sấn đến", "nhảy vào"; "gõ đầu roi xuống đất", "thét", "quát", "mỉa mai", "hằm hè", "đùng đùng" "bịch luôn vào cái ngực chị Dậu mấy bịch", "tát cả vào mặt chị một cái đánh đốp".
- Chúng không mảy may quan tâm đến hoàn cảnh của chị Dậu, không quan tâm đến tính mạng đang ở trạng thái "ngàn cân treo sợi tóc" của anh Dậu.
- Dẫu cho chị Dậu hết mực van xin thì tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai và thúc giục: "Nộp tiền sưu! Mau!"
3. Kết bài
Đánh giá giá trị hiện thực của đoạn trích qua bộ mặt của lũ tay sai, tôi tớ thực dân.
Xem bài mẫu: Bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai thực dân phong kiến trong Tức nước vỡ bờ
Cùng với bài bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai thực dân phong kiến trong Tức nước vỡ bờ, các em có thể tìm hiểu thêm về đoạn trích Tức nước vỡ bờ thông qua việc tham khảo một số Bài văn hay lớp 8 khác như: Cách xây dựng hình tượng người nông dân trong hai đoạn trích Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ, Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Chứng minh người nông dân vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp qua Lão hạc và Tức nước vỡ bờ, Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ.