Dàn ý bài Thúy Kiều, con người của hiện thực khổ đau, con người của vận mệnh bi kịch

Dàn ý Thúy Kiều, con người của hiện thực khổ đau, con người của vận mệnh bi kịch

1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét khái quát về tác phẩm Truyện Kiều.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Thúy Kiều, con người của hiện thực khổ đau, con người của vận mệnh bi kịch.
2. Thân bài

- Thúy Kiều có vẻ đẹp "hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh", tài năng hơn người "Thông minh vốn sẵn tính trời... Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương".
- Đối lập với vẻ ngoài "chim sa cá lặn" ấy lại là những truân chuyên đau khổ.
* Tại sao nói cuộc đời Kiều là một chuỗi những hiện thực đau khổ?
- Kiều sinh ra trong gia đình trung lưu nhưng hiện thực nghiệt ngã đến với Kiều bắt đầu từ vụ án oan khiến cả cha và em đều phải vào chịu chốn lao ngục. 
- Kiều rơi vào một chuỗi các bi kịch: Bán mình chuộc cha, trở thành món hàng không hơn không kém, tước đoạt hạnh phúc của nàng, biến nàng thành một người con gái giang hồ, thành một cô gái lầu xanh trong chốn ô nhục.
- Nàng rơi vào vòng xoáy đen tối của cuộc đời, bị đẩy đưa từ người này qua người khác, nhân phẩm, danh dự bị chà đạp.
- Khi có được chút hạnh phúc bên cạnh Từ Hải, chỉ vì nông nổi, tin người, nàng đã gián tiếp giết chết người anh hùng cứu vớt cuộc đời mình 
=> Thúy Kiều là minh chứng cho một xã hội đầy rẫy sự bất công, lừa lọc, xã hội sẵn sàng vì tiền mà đẩy con người vào những cõi sâu tăm tối. 
* Thúy Kiều - con người của vận mệnh bi kịch
- Vẻ đẹp khiến cho "hoa ghen", "liễu hờn" => Báo hiệu kiếp "hồng nhan bạc phận", vận mệnh đen tối, đau khổ 
- Bị đem ra trao đổi, mua bán không khác gì một món hàng "Cò kè... bớt hai"; phải trao đi tình yêu mới chớm nở trong niềm đau xót, tiếc thương: "cậy em... lỡ làng".
- Vận mệnh bi kịch đưa đẩy nàng hết bất hạnh này đến bất hạnh khác, bao lần ngỡ tưởng có hạnh phúc cho mình thì lại rơi vào đau khổ lần nữa: Từ Kim Trọng đến Thúc Sinh, rồi đến Từ Hải; vận mệnh đã kéo nàng đi hết đau thương này tới khổ sở khác: Thoát khỏi tay Tú Bà thì lại đến tay Bạc Bà, Bạc Hạnh, thoát khỏi Sở Khanh lại rơi vào tay Hồ Tôn Hiến...
* Tổng kết: Cuộc đời Kiều là một chuỗi những đau khổ của một vận mệnh đầy bi kịch, khiến nàng trở thành đáng thương nhất trong thiên "Truyện Kiều"... Nguồn cơn gây ra những đau khổ, bi kịch của nàng chính là xã hội phong kiến đương thời thối tha.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Thúy Kiều, con người của hiện thực khổ đau, con người của vận mệnh bi kịch.
 
Xem bài mẫu: Thúy Kiều, con người của hiện thực khổ đau, con người của vận mệnh bi kịch
 
Đoạn trích chị em Thúy kiều của Nguyễn Du là một trong những bài thơ quan trọng nhất trong tuần học thứ 6, chương trình SGK Ngữ văn lớp 9. Khám phá  những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, bên cạnh bài Dàn ý bài Thúy Kiều, con người của hiện thực khổ đau, con người của vận mệnh bi kịch, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu liên quan như: Phân tích đoạn trích chị em Thúy Kiều, Cảm nhận về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều trong Chị em Thúy Kiều, So sánh tài sắc của Thuý Vân và Thuý Kiều được thể hiện qua đoạn trích Chị em Thúy KiềuSoạn bài Chị em Thúy Kiều;...
 


Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh cách triển khai, xây dựng dàn ý bài Thúy Kiều, con người của hiện thực khổ đau, con người của vận mệnh bi kịch nhằm hỗ trợ em dễ dàng hơn trong việc lập dàn ý bài văn này nói riêng và bài văn nghị luận văn học nói chung.
Dàn ý Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ Trao duyên
Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ Trao duyên
Phân tích giá trị nhân đạo của đoạn trích Nỗi thương mình
Phân tích hình tượng nhân vật Thúc Sinh trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán
Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều
Dàn ý Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

ĐỌC NHIỀU