Dàn ý bài hình ảnh thiên nhiên trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng
· Hồ Chí Minh là một nhà thơ yêu thiên nhiên.
· Hai bài thơ mà người sáng tác ở chiến khu Việt Bắc: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đã thể hiện hình ảnh thiên nhiên thơ mộng.
a. Hình ảnh thiên nhiên trong bài Cảnh khuya:
· Âm thanh: tiếng suối trong trẻo.
· Hình ảnh: trăng, cây cổ thụ, hoa...
· Vẻ đẹp: Cảnh như vẽ, hữu tình (điệp từ "lồng")
· Con người: Thao thức vì việc nước.
=> Vừa hài hòa với thiên nhiên, vừa nổi bật cao đẹp.
b. Hình ảnh thiên nhiên trong bài Rằm tháng Giêng:
· Hình ảnh: Trăng, sông, nước...
· Sắc thái: Sắc xuân tràn ngập.
· Con người: Bàn bạc việc quân...
=> Vừa là nhà quân sự tài ba, vừa là nhà thơ nhạy cảm, có trái tim rung động trước cảnh đẹp.
c. Nét chung và riêng:
· Nét chung: Cả hai bài thơ đều là bức tranh về trăng tuyệt đẹp. Nhà thơ yêu trăng và yêu quê hương đất nước.
· Nét khác biệt: Bài Cảnh khuya thể hiện niềm thao thức, trăn trở; bài Rằm tháng giêng là là tâm thế ung dung, vui tươi, tin tưởng...
· Hai bài thơ ngắn gọn, giàu ý nghĩa, bộc lộ tâm hồn cao đẹp của nhà thơ.
· Tuổi trẻ hôm nay đọc hai bài thơ của Người càng thêm yêu thơ Bác, yêu vẻ đẹp quê hương ta.
Bác Hồ là nhà cách mạng lớn, một con người có nhân cách vĩ đại, và Người còn là một nhà thơ tài hoa, có lòng yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. Ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm kháng chiến chống Pháp, Người có nhiều bài thơ tứ tuyệt đặc sắc, trong đó có bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đã khắc họa lên bức tranh đêm trăng tuyệt đẹp ở chiến khu, đặc tả nét đẹp thiên nhiên tuyệt vời qua ngòi bút thơ đặc sắc.
Cả hai bài thơ trên đều được sáng tác trong một thời kỳ gian khổ của đất nước, thế nhưng ý thơ thật đẹp. Đặc biệt là bài thơ Cảnh khuya, viết trong một đêm trăn trở vì việc nước:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Cảnh thiên nhiên được cảm nhận bằng nhiều giác quan, mà đầu tiên là những âm thanh trong trẻo của tiếng suối khuya. Âm thanh tiếng suối vang lên trong đêm thật êm đềm như một "tiếng hát xa"...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Hình ảnh thiên nhiên trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng tại đây.
------------------HẾT------------------
Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là 2 bài thơ trăng nổi tiếng của Hồ Chí Minh, cùng khám phá vẻ đẹp thiên nhiên cùng vẻ đẹp tâm hồn người thi sĩ, chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài thơ, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Cảnh Khuya, Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya, Cảm nhận về hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh, Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản trong bài thơ Cảnh khuya