Chân trọng hay trân trọng, từ nào mới đúng chính tả tiếng Việt?

Theo tìm hiểu, 95% người viết sai từ, không biết Chân trọng hay Trân trọng mới đúng. Bạn hãy thử tìm hiểu bài viết này để xem mình nằm trong số 95% trên kia hay là trong số 5% còn lại nhé.

Trân trọng hay chân trọng, 95 % người viết sai từ này
 

Nội dung bài viết:
I. Chân trọng hay trân trọng?.
II. Từ trân trọng sử dụng khi nào?.


I. Chân trọng hay trân trọng?

Câu trả lời: Trân trọng là từ đúng chính tả. Còn chân trọng là từ sai chính tả tiếng Việt.

Nguyên nhân dẫn tới việc nhầm lẫn, nhiều người viết nhầm thành chân trọng là do không phân biệt được cách phát âm tr và ch, do vùng miền và do một số người chưa nắm rõ được ý nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.


1. Trân trọng là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, trân có nghĩa là quý, quý giá và cao quý. Còn trân là sự quan trọng, có tác dụng lớn, cần được chú ý, được đánh giá cao. Do đó, trân trọng có nghĩa là tỏ ý quý, coi trọng, đồng nghĩa với từ tôn trọng, quý trọng.


2. Chân trọng là gì?

Chân có thể hiểu là bộ phận dưới cùng của con người, động vật, đồ dùng... như chân núi, chân giường, chân đi tập tễnh; hay cũng có thể hiểu là sự thật, đúng với hiện tại. Còn trọng được hiểu như nghĩa được cắt ở trên. Do đó, khi ghép 2 từ này lại với nhau, chúng hoàn toàn không có nghĩa gì. Và trong từ điển cũng không xuất hiện từ chân trọng này.

Do đó, từ chân trọng xuất hiện nhiều hiện nay là do sự nhầm lẫn của người nói, người viết. Trên thực tế, trân trọng mới đúng chính tả.


Liên quan tới câu hỏi về chính tả, Taimienphi.vn sẽ giải đáp đề suất hay đề xuất trong bài viết sau, các bạn cùng tìm hiểu để có câu trả lời chính xác nhé.
Xem thêm: Đề suất hay đề xuất


II. Từ trân trọng sử dụng khi nào?

Như nói ở trên, trân trọng là thể hiện sự coi trọng, kính trọng ai đó, biểu thị thái độ thành kính với người hoặc tổ chức mà bạn rất tôn trọng. Do đó, từ này thường sử dụng trong trường hợp để tri ân, cảm ơn hay là nói lời chào, lời mời.

Trân trọng sử dụng trong trường hợp cảm ơn, tri ân ai đó

Ví dụ:
- Trân trọng kính mời.
-Trân trọng thông báo.
- Xin trân trọng cảm ơn.
- Trân trọng tình cảm mọi người dành cho tôi.
- Gửi lời chào trân trọng nhất đến các bạn và thầy cô.
- Trân trọng cảm ơn đến mọi người.
- Trân trọng kính mời bạn tới buổi tiệc của chúng tôi.
- Trân trọng cảm ơn bạn đã giúp tôi rất nhiều trong công việc.
- Tôi mong ngài trân trọng lời hứa đó.
- Hãy trân trọng vị thế mà bạn khó khăn mãi mới có được.
- Tôi sẽ trân trọng từng đồng tiền mà tôi làm ra.
- Nếu như bạn không biết trân trọng những người thân bên cạnh bạn bây giờ, bạn sẽ hối hận đó.

Có thể do khác biệt về vần và âm cũng như vùng miền mà bạn nhầm 2 từ này. Hy vọng thông qua bài viết giải đáp Chân trọng hay trân trọng, từ nào đúng chính tả này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích, hiểu đúng nghĩa, viết đúng từ. Nếu như bạn thường xuyên luyện tập, trau đồi vốn từ thì bạn sẽ hạn chế được việc viết sai chính tả đó.

Trong bài viết này, Taimienphi.vn tiếp tục giải đáp chân trọng hay trân trọng, từ nào mới đúng chính tả giúp các bạn phân biệt được 2 từ này, viết và phát âm đúng chuẩn, không sợ bị người khác bắt bẻ, viết sai chính tả.
Trau chuốt hay trau truốt, từ nào viết đúng chính tả?
Xúc tích hay Súc tích, từ nào mới đúng chính tả?
Giậm chân hay Dậm chân, từ nào đúng chính tả?
Chở hay trở, từ nào viết đúng chính tả?
Di dời hay di rời? Từ nào viết đúng chính tả?
Sạo hay xạo, từ nào viết đúng chính tả Việt Nam?

ĐỌC NHIỀU