Chân Thành Hay Trân Thành, từ nào đúng chính tả Tiếng Việt?

Viết sai chính tả là điều không tránh khỏi bởi vốn dĩ tiếng Việt rất đa dạng và phong phú. Trong bài viết này, Taimienphi.vn sẽ bật mí từ Chân thành hay Trân thành đúng để các bạn có thể viết từ này đúng, tránh nhầm lẫn.

Chân thành thể hiện sự thành thật, xuất phát từ tấm lòng


1. Chân thành là gì?

Nếu là danh từ, chân ở đây là bộ phận dưới cùng trên cơ thể con người, động vật, đồ dùng, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy. Ví dụ như đi chân thấp chân cao, thú bốn chân, chân giường, chân ghế, chân núi.... Nếu là danh từ, chân là từ dùng chỉ từng đơn vị đám ruộng thuộc loại nào đó như chân mạ, chân đất bạc màu. Nếu như tính từ, chân là thật, đúng với hiện tại. Từ này dùng để phân biệt với giả.

Còn thành cũng tương tự như thế. Nếu là danh từ, thành là công trình xây đắp kiên cố bao quanh cái gì đó nhằm phòng thủ, đồng nghĩa với từ vách như thành phố, thành Cổ Loa, thành giếng. Về động từ, thành là chuyển sang trạng thái, hình thức khác trước đó như hai người đã nên duyên thành vợ thành chồng, chuyển thắng thành bại. Còn về tính từ, thành có nghĩa là chân thật, xuất phát tự đáy lòng.

Do đó, chân thành có nghĩa là thành thật đồng nghĩa với từ chân thình, thành tâm, trái nghĩa với từ giả dối. Ví dụ: lòng chân thành, chân thành xin góp ý kiến, chân thành cảm ơn...


2. Trân thành là gì?

Trân thành có nghĩa là gì?

Trong từ điển tiếng Việt, từ trân thành không xuất hiện. Bạn có thể tra trên tratu.soha.vn. Tuy nhiên, do phát âm và do cách viết mà nhiều người nhầm chân thành thành trân thành, tưởng nó tương tự như từ trân quý, trân trọng. Nhưng trên thực tế, trân thành không có nghĩa, không dùng trong giao tiếp cũng như văn viết.


3. Chân thành hay trân thành?

Câu trả lời: Chân thành là đúng chính tả.

Qua định nghĩa từ trân thành và chân thành ở trên, các bạn cũng biết được chân thành mới là từ đúng chính tả, chúng thể hiện sự thành thật với người đối thoại. Nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn này là cách phát âm riêng của mỗi người, không phân biệt được từ tr và ch.

Ví dụ: 
- Yêu chân thành.
- Sống chân thành.
- Chân thành cảm ơn quý khách hàng đã đến ủng hộ chúng tôi.
- Công ty xin chân thành cảm ơn.
- Chân thành có đổi được chân tình.
- Chân thành cảm ơn bạn trong suốt thời gian vừa qua.

Như vậy, bạn đã biết được nên viết từ Chân thành hay trân thành trong câu cảm ơn hay bất cứ văn viết nào rồi phải không. Bên cạnh đó, Taimienphi.vn cũng giải đáp từ chân trọng hay trân trọng, từ nào viết đúng. Các bạn cùng tham khảo cũng như trau dồi vốn từ tiếng Việt thường xuyên, luyện nói, luyện viết nhé. Nếu bạn không biết chính xác từ đó viết như thế nào, bạn có thể tra từ điển tiếng Việt online hoặc để lại bình luận phía dưới bài viết, Taimienphi.vn sẽ nhanh chóng đưa ra câu trả lời cho bạn.

Xem thêm: Chân trọng hay trân trọng
Bạn muốn nói lời cảm ơn hết lòng nhất nhưng không biết viết là chân thành hay trân thành để tôn trọng người đọc. Đôi khi lỗi nhỏ như này khiến bạn gặp phiền toái trong cuộc sống, nhất là khi bạn làm việc với đối tác. Vì vậy, hãy cùng Taimienphi.vn đi tìm hiểu để hạn chế những rắc rối dù lỗi nhỏ này nhé.
Sạo hay xạo, từ nào viết đúng chính tả Việt Nam?
Giậm chân hay Dậm chân, từ nào đúng chính tả?
Kìm Chế hay Kiềm Chế, từ nào đúng chính tả?
Dùm hay giùm, từ nào là từ đúng chính tả tiếng Việt?
Nề nếp hay Nền nếp, từ nào viết đúng chính tả tiếng Việt?
Xúc tích hay Súc tích, từ nào mới đúng chính tả?

ĐỌC NHIỀU