Cách viết bản tường trình sự việc

Bạn đang băn khoăn không biết viết bản tường trình sự việc để trình bày lên trên. Sau đây là bài hướng dẫn cách viết bản tường trìnhsự việc dễ dàng, đầy đủ, trình bày bản tường trình diễn ra theo đúng hoàn cảnh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Gợi ý viết bản tường trình

I. Cách viết bản tường trình sự việc

1. Thể thức của văn bản tường trình sự việc

Văn bản tường trình bao gồm:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ được đặt ở chính giữa, thông thường quốc hiệu viết in hoa, có dấu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- Địa điểm và thời gian tường trình: Viết theo địa điểm và thời gian ngày, tháng, năm ở góc bên phải

..............., ngày ..... tháng ..... năm .......

- Tên văn bản: BẢN TƯỜNG TRÌNH SỰ VIỆC sẽ ghi ở chính giữa, thường sử dụng chữ in hoa và đậm.
- Kính gửi: Người hoặc cơ quan nhận bản tường trình.
- Nội dung tường trình: Nội dung trình bày cần trình bày ngắn gọn nhưng rõ ràng, chi tiết.
- Kết thúc: Lời cam đoan và lời hứa, sau đó là chữ kí, họ tên người làm bản tường trình.

2. Các thông tin cần thiết trong bản tường trình

Trong văn bản tường trình sự việc gồm đầy đủ các thông tin:

- Địa điểm và thời gian sự việc xảy ra
- Những người liên quan tới sự việc
- Nguyên nhân sự việc
- Trình tự và diễn biến của sự việc
- Hậu quả mà sự việc gây ra (nếu có)
- Trách nhiệm của người viết
- Đề nghị cụ thể (nếu có)

3. Cách viết bản tường trình sự việc

- Mục "Họ tên": Viết họ tên của người viết bản tường trình.
- Mục "Sinh ngày tháng năm": Viết ngày sinh của bạn theo đúng chứng minh thư.
- Mục "Quê quán": Viết nơi thường trú theo đúng sổ hộ khẩu.
- Mục "Nơi ở hiện nay" Viết nơi tạm trú mà bạn đang ở.
- Mục "Trình độ chuyên môn được đào tạo": Viết trình độ chuyên môn của mình.
- Mục "Công việc chính hiện đang đảm nhiệm": Viết công việc đang làm hiện tại
- Mục "Đơn vị đang làm việc": Viết tên bộ phận trực thuộc và tên công ty. Chẳng hạn là bộ phận Kế Toán - Tài chính
- Mục "Hệ số lương đang hưởng": Viết mức lương đang được hưởng.
- Mục "Thời điểm sự việc xảy ra hoặc phát hiện ngày tháng năm":
- Mục "Trình tự diễn biến sự việc": nêu rõ việc này đã xảy ra tại đâu, thời điểm nào, tại sao xảy ra việc đó, có ai chứng kiến, hậu quả hay kết quả ra sao, có người nào cùng mình làm hay không...
- Mục "Nguyên nhân dẫn đến sự việc": Trình bày nguyên nhân, lý do dẫn tới sự việc xảy ra.

II. Viết bản tường trình sự việc khi nào?

Khi bạn gây ra sự việc nào đó để lại hậu quả xấu khiến người có trách nhiệm (người có thẩm quyền) cần phải xem xét thì bạn cần phải viết bản tường trình để trình bày rõ ràng, tường tận lý do và sự việc xảy ra cũng như nêu mức độ trách nhiệm đối với sự việc này.

Với gợi ý cách viết bản tường trình sự việc trên đây, hi vọng bạn đọc sẽ biết và viết bản tường trình dễ dàng, tránh được việc viết đi viết lại, các bạn tham khảo thêm Cách viết bản tường trình trong công ty tại đây.

Taimienphi.vn sẽ giới thiệu với bạn cách viết Bản tường trình sự việc cụ thể và chi tiết giúp các bạn đọc nắm bắt nội dung, cách trình bày đúng, từ đó có thể viết Bản tường trình dễ dàng hơn.
Tổng hợp các bản tường trình thông dụng nhất
Soạn bài Luyện tập về văn bản tường trình trang 136 SGK Ngữ văn 8 tập 2
Soạn bài Viết bản tường trình ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
Viết văn bản tường trình Ngữ văn 7
Soạn bài Văn bản tường trình trang 133 SGK Ngữ văn 8 tập 2
Hướng dẫn viết Bản tường trình về việc vi phạm nội quy

ĐỌC NHIỀU